Viêm nhiễm phần phụ – Nguy cơ vô sinh nếu không điều trị kịp thời

Viêm nhiễm phần phụ (viêm phần phụ) là một trong những bệnh phổ biến ở phụ nữ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, gây vô sinh và hiếm muộn sau này. Trong bài viết, bác sĩ Hà sẽ chia sẻ tới các chị em thông tin về bệnh để chị em hiểu rõ và bảo vệ được thiên chức làm mẹ của mình tốt hơn.

Có thể chị em quan tâm: Đề tài nghiên cứu “Chữa bệnh viêm phần phụ bằng y học cổ truyền”

Viêm nhiễm phần phụ là gì?

Phần phụ ở người phụ nữ bao gồm các bộ phận như: Buồng trứng, vòi tử cung (vòi trứng), dây chằng rộng. Thuật ngữ viêm phần phụ chỉ chung cho tình trạng xuất hiện những ổ viêm nhiễm do vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, tạp khuẩn,… gây ra tại các bộ phận này. 

Bệnh phần lớn thường bắt đầu từ viêm vòi tử cung, sau đó lan rộng ra xung quanh cùng các diễn biến phức tạp.

Viêm phần phụ được chia thành 2 giai đoạn chính là viêm nhiễm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mãn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản thì chị em cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Viêm nhiễm phần phụ là một trong những bệnh phụ khoa nghiêm trọng ở nữ giới
Viêm nhiễm phần phụ là một trong những bệnh phụ khoa nghiêm trọng ở nữ giới

Nguyên nhân gây viêm phần phụ

Trong thực tế, tình trạng viêm nhiễm phần phụ thường do nhiều nhóm vi khuẩn, khuẩn cầu gây ra, bao gồm cả những nhóm kị khí và ái khí. Vì vậy mà việc điều trị viêm phần phụ có phần khó khăn hơn nhiều so với các bộ phận sinh sản khác trong cơ thể phụ nữ. 

Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu đó là:

  • Vi khuẩn gây bệnh Lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae), chiếm 20 – 40% viêm nhiễm hố chậu, cho kết quả xét nghiệm song cầu khuẩn hình hạt cà phê trên kính hiển vi.
  • Tiếp đến là vi khuẩn Chlamydia trachomatis, tỷ lệ 40 – 50% của viêm nhiễm hố chậu, khó phát hiện hơn khi xét nghiệm trực tiếp và phải tiến hành các thí nghiệm phản ứng với các chất nhận biết khác.
  • Các loại vi khuẩn khác có thể gặp như: nhóm ái khí bao gồm các loại vi khuẩn Colibacille, lactobacille, protéus, staphylocoque; hay nhóm kỵ khí bao gồm các vi khuẩn Bacteroides, fragilis, clostridium.

Có một điều mà chị em nên nhớ đó là không tự dưng mà các vi khuẩn này xâm nhập và tấn công phần phụ. Với kinh nghiệm trong khám chữa viêm phần phụ và bệnh phụ khoa, bác sĩ Hà nhận thấy những yếu tố, con đường khiến cho vi khuẩn dễ tấn công gây viêm đó là: 

  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Vệ sinh vùng kín không đảm bảo, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục;
  • Hậu quả của các biến chứng sinh đẻ như nạo sót nhau, bóc rau sau đẻ, đặt dụng cụ tử cung không đảm bảo, nhất là trong các trường hợp phá thai không an toàn;
  • Mặc đồ quá chật khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, bí bách;
  • Do viêm nhiễm từ các bộ phận khác không được điều trị.
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những yếu tố gây bệnh
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những yếu tố gây bệnh

Triệu chứng của bệnh viêm phần phụ

Biểu hiện của viêm phần phụ không phải tất cả đều giống nhau bởi vì tuỳ theo vi khuẩn gây bệnh, biểu hiện lâm sàng thường dưới dạng cấp tính, bán cấp tính và mãn tính sẽ có sự khác biệt. Thông thường dạng mãn tính được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám sức khỏe sinh sản hoặc vô sinh.

1. Biểu hiện viêm phần phụ cấp tính

Viêm nhiễm phần phụ cấp tính thường xảy ra sau đẻ, sau sảy thai hoặc sau các can thiệp thủ thuật ở vùng tiểu khung như nạo hút thai, đặt vòng, tháo vòng… và sau viêm âm đạo cấp do vi khuẩn lậu. Triệu chứng lâm sàng nổi bật là:

  • Đau vùng bụng dưới đột ngột, đau tăng khi đi lại, thường đau cả hai bên (biểu hiện này chiếm 90% trong các trường hợp).
  • Rối loạn kinh nguyệt, xảy ra trong 50% các trường hợp.
  • Các dấu hiệu nặng nề kích thích vùng bụng dưới như: Mót rặn, đi phân lỏng, tiểu khó, tiểu không hết nước tiểu (chiếm 15 – 25 %).
  • Có nhiều khí hư, có khi là mủ, chiếm từ 39 – 65% các trường hợp.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, nhiệt độ có khi trên 39 độ C, có thể buồn nôn hoặc nôn.

2. Triệu chứng viêm phần phụ mãn tính

Viêm phần phụ mãn tính thường do viêm phần phụ cấp tính không được điều trị đầy đủ, kịp thời. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng đặc trưng thù như:

  • Đau vùng hạ vị hay hai bên hố chậu, thường có một bên trội hơn. Cơn đau sẽ thay đổi về cường độ, thời gian, đôi lúc là từng cơn hay liên tục; đau tăng khi đi lại nhiều, làm việc nặng, ít đau khi nghỉ ngơi.
  • Khí hư (huyết trắng) ra nhiều và có mùi bất thường.
  • Ra máu bất thường trước và sau hành kinh, rong kinh dài ngày.
Khí hư ra nhiều và có mùi bất thường là biểu hiện thường thấy của viêm phần phụ mãn tính
Khí hư ra nhiều và có mùi bất thường là biểu hiện thường thấy của viêm phần phụ mãn tính

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm phần phụ

Như bạn cũng đã biết, viêm phần phụ nếu ở giai đoạn cấp tính mà không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới viêm phần phụ mãn tính với các biểu hiện khó chịu. Thậm chí, viêm phần phụ có thể dẫn đến nguy cơ lan rộng đến các bộ phận lân cận và gây viêm nhiễm tại đây.

Những biến chứng mà chị em phụ nữ có thể gặp khi viêm phần phụ không được điều trị bao gồm:

  • Viêm phúc mạc đáy chậu: 

Đây là một hậu quả khi viêm phần phụ không được điều trị đúng cách, đã có trường hợp phải cấp cứu vì nhiễm trùng nặng vùng bụng. Lúc này vi khuẩn tại phần phụ lan rộng sang các tạng lân cận, đặc biệt là đại tràng cùng với các quai ruột non nằm cạnh cơ quan sinh dục. 

Khi tiến hành thăm khám và kiểm tra vùng bụng sẽ thấy có dấu hiệu co cứng thành bụng, phần bụng trên rốn thì mềm, hạ vị có khối dính, âm đạo – trực tràng của người bệnh rất đau.

  • Áp-xe phần phụ: 

Các ổ áp-xe vùng bụng hình thành từ một viêm vòi tử cung (vòi trứng) mà không phát hiện được hoặc điều trị không tốt. Chúng gây nên những cơn đau ở bất cứ vị trí nào trên vùng bụng của bạnNếu siêu âm, biểu hiện trên phim siêu âm cho thấy hình ảnh một khối cạnh tử cung, hình bầu dục, bờ dày. 

  • Áp-xe buồng trứng: 

So với các biến chứng của viêm phần phụ thì tình trạng này khá hiếm gặp. Chính vì hiếm gặp nên một khi phát hiện, hầu hết người bệnh phải cắt bỏ buồng trứng. Lúc này, khả năng sinh sản của chị em sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

  • Viêm tấy lan tỏa đáy chậu: 

Khi viêm phần phụ bị nhiễm trùng có thể tạo nên một ổ áp-xe dưới phúc mạc. Sau đó nó có thể lan lên cao hơn trong dây chằng rộng hoặc xuống phía dưới hướng ra phía tầng sinh môn. Chính điều này làm cho vùng đáy chậu rơi vào tình trạng viêm nhiễm.

  • Viêm phúc mạc toàn thể:

Đây được xem là một thể rộng hơn của viêm phúc mạc đáy chậu và viêm lan tỏa đáy chậu. Khi nhiễm trùng lan rộng nhưng không được khắc phục nó sẽ lan ra khỏi phần hố chậu và gây viêm phúc mạc toàn thể. Bên cạnh cảm giác cơn đau tại vùng bụng dữ dội chị em còn có các triệu chứng của nhiễm trùng nặng như: Sốt cao, nhiễm độc…

Ngoài ra, một số trường hợp còn kèm theo các biểu hiện khó chịu khác như buồn nôn, tiểu khó, tắc ruột cơ năng do phúc mạc bị kích thích.

Viêm phần phụ nếu để xảy ra biến chứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới
Viêm phần phụ nếu để xảy ra biến chứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới

Đó là những biến chứng của bệnh mà các chị em cần phải nhớ rõ. Bởi viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới gồm buồng trứng, vòi trứng nên khi xuất hiện biến chứng sẽ kéo theo ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng vô sinh do tắc vòi tử cung hai bên, dính tua loa vòi. Khiến tinh trùng không thể di chuyển gặp trứng để thụ tinh như bình thường.

Đặc biệt, trường hợp chị em nào bị các khối áp xe chặn đường đi của trứng vào tử cung sẽ tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Biến chứng này vô cùng nguy hiểm cho tính mạng người mẹ nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời.

Điều trị viêm phần phụ bạn có thể dùng thuốc Đông y hoặc Tây y
Điều trị viêm phần phụ bạn có thể dùng thuốc Đông y hoặc Tây y

Cách điều trị viêm nhiễm phần phụ như thế nào hiệu quả?

Với gần 40 năm làm việc, khám chữa bệnh sản phụ khoa cũng như là một người phụ nữ tôi thấu hiểu được nỗi khổ mà chị em phải chịu đựng. Mong muốn của các chị em khi mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa chính là có sức khỏe và đảm bảo khả năng sinh sản.

Hầu hết các bệnh lý phụ khoa trong đó có viêm phần phụ hoàn toàn có thể chữa được và chị em vẫn có thể mang thai bình thường. Thế nhưng, điều quan trọng là chị em khám chữa khi nào và mức độ bệnh ra sao. Càng điều trị bệnh sớm tỉ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn và ngược lại. 

Hiện nay, viêm phần phụ sẽ được điều trị theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào thể trạng cũng như mức độ bệnh. Thông thường dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, vật lý trị liệu bằng làn sóng điện ngắn…

Riêng trường hợp xuất hiện khối áp xe phần phụ thì cách điều trị duy nhất là can thiệp tiểu phẫu, soi ổ bụng để chọc dò tháo mủ, rửa ổ áp xe bằng dung dịch nước muối sinh lý. Đặc biệt là phải kết hợp với các kháng sinh có phổ kháng rộng.

Điều trị Tây y luôn mang đến cho chúng ta sự cải thiện nhanh chóng, nhưng lại dễ gây ra những tác dụng phụ với cơ thể. Chính vì thế, có rất nhiều bệnh nhân của tôi sau khi dùng thuốc Tây y “sợ” tác dụng phụ đã quay trở lại Đông y.

Y học cổ truyền – Đông y rất phù hợp với điều trị bệnh dạng mãn tính. Với viêm phần phụ, những bài thuốc uống kết hợp ngâm rửa sẽ vừa giải quyết được tình trạng bệnh bên ngoài vừa tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, thanh nhiệt,… giúp hỗ trợ điều trị từ bên trong bền vững.

Mỗi một bệnh nhân của tôi tùy từng trường hợp bệnh sẽ có những bài thuốc, vị thuốc khác nhau. Đôi khi để khắc phục tình trạng viêm nhiễm tôi sẽ kê kết hợp thuốc Đông y và Tây giúp nâng cao hiệu quả điều trị hơn.

Cách phòng ngừa viêm phần phụ mà ai cũng phải nhớ

So với các loại viêm nhiễm phụ khoa khác, viêm phần phụ có phần khó đoán định hơn. Vì vậy để tránh các biến chứng cũng như nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra, chị em nên có phương pháp phòng ngừa bệnh đúng mực.

Nếu đang trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là đã có quan hệ tình dục, tôi khuyên chị em lưu ý những vấn đề sau sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh:

  • Nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần để phát hiện và điều trị sớm bệnh phụ khoa nếu như mắc phải. Đặc biệt nhóm nguy cơ (người từng nạo phá thai, quan hệ tình dục không an toàn, sẩy thai…) hoặc những người phải làm việc trong môi trường nước bẩn.
  • “Lắng nghe” cơ thể mình nhiều hơn để phát hiện sớm, điều trị tích cực viêm nhiễm đường sinh dục dưới ngay khi mới nhiễm.
  • Quan hệ tình dục nên sử dụng bao cao su nếu mắc bệnh để tránh lây nhiễm sang bạn tình. Nhất là những người có tiền sử với bệnh lây qua đường tình dục.
  • Khi có nhu cầu thăm khám phụ khoa hoặc nạo phá thai hãy tìm đến cơ sở y tế chất lượng, cụ thể là bệnh viện lớn. Tại đây sẽ đảm bảo tính vô khuẩn, vô trùng của thiết bị y tế khi thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa, tránh nhiễm trùng.
  • Thực hiện vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi giao hợp đúng cách. Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo, không dùng dung dịch vệ sinh có tính chất tẩy rửa mạnh.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễm phần phụ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễm phần phụ
  • Sinh đẻ có kế hoạch, khi chưa có kế hoạch mang thai cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để không mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai nhiều lần, tăng nguy cơ viêm nhiễm phần phụ.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, chung sống 1 vợ 1 chồng. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể.

Tôi rất mong thông qua bài viết này các chị em đã hiểu rõ hơn về viêm phần phụ, những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Từ đó có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả để bảo vệ khả năng sinh sản của mình.

Nếu như còn có bất cứ điều thắc mắc nào về viêm nhiễm phần phụ cũng như các bệnh phụ khoa khác chị em đừng ngại mà hãy liên hệ cho tôi. Bác sĩ Hà sẽ cùng đồng hành, tư vấn và chia sẻ với chị em kiến thức hữu ích và cách điều trị an toàn nhất.

Chị em có thể chat với tôi thông qua Zalo hoặc Facebook hay liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam – theo số điện thoại (024) 7109 2668 – 0989 913 935Chúc chị em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Chị em nên đọc: Điều trị viêm phần phụ như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 15/08/2017 - Cập nhật lúc: 3:37 PM , 04/09/2019

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0989913935

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?