[CHUYÊN GIA TƯ VẤN] Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và ngăn ngừa
Phải trải qua rồi mới biết rối loạn nội tiết tố nữ (mất cân bằng nội tiết) kinh khủng như thế nào. Nó không chỉ đe dọa sức khỏe, mà còn có thể hủy hoại hạnh phúc của mỗi chị em. Ấy vậy, nhiều người vẫn còn rất mơ hồ về tình trạng nghiêm trọng này, không kịp thời chạy chữa và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Với hơn 40 năm khám, điều trị bệnh phụ nữ cho hàng vạn chị em, trong đó có rối loạn nội tiết tố nữ, thạc sĩ bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Phụ, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Nguyên Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đông y Việt Nam sẽ cung cấp cho chị em những thông tin quan trọng về cách xử lý khi phải đối mặt với căn bệnh này cũng như cách làm thế nào để cân bằng lại nội tiết tố nữ một cách tự nhiên.
Nội tiết tố nữ là gì? Rối loạn nội tiết tố nữ như thế nào?
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết nội tiết tố (hormone) là được coi là những sứ giả hóa học trong cơ thể. Những hóa chất này được sản xuất trong các tuyến nội tiết và đi lại trong cơ thể để thông báo cho các mô và cơ quan phải làm gì. Chúng giúp kiểm soát rất nhiều quá trình chính của cơ thể, bao gồm cả quá trình trao đổi chất và sinh sản.
Estrogen là nội tiết tố nữ (hormone nữ giới) quan trọng hàng đầu mà mọi chị em đều cần quan tâm. Nó ảnh hưởng tới đặc điểm tính nữ và chức năng sinh sản.
“Bắt đầu dậy thì, buồng trứng sẽ tiết ra nội tiết tố nữ estrogen có giới hạn cho từng chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ kích hoạt sự giải phóng trứng. Sau khi rụng trứng, lượng nội tiết tố này sẽ giảm nhanh”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà lý giải.
Estrogen đi qua các mạch máu, tiếp xúc, đưa ra thông điệp hoặc chỉ dẫn với mô trong cơ thể và là một trong những hormone cực kỳ quan trọng đối với nữ giới. Bên cạnh đó, chị em cũng cần quan tâm tới progesterone – nội tiết tố giúp duy trì thai kỳ và cấy trứng vào tử cung.
Estrogen bao gồm 3 loại:
Estrone (E1): Loại estrogen yếu và là chỉ xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh. Cơ thể có thể chuyển đổi estrone trở thành estradiol và ngược lại.
Estradiol (E2): Loại estrogen mạnh nhất và là một steroid được buồng trứng sản xuất. Estrogen này liên quan tới nhiều vấn đề phụ khoa, bao gồm lạc nội mạc tử cung, u xơ, ung thư (đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung).
Estriol (E3): Loại estrogen yếu nhất và là chất thải sau khi cơ thể sử dụng estradiol, thường gặp trong thai kỳ. Estriol không thể được chuyển đổi thành estrone hoặc estradiol.
Khi bị rối loạn nội tiết tố hoặc mất cân bằng nội tiết tố, tức là trong cơ thể có quá ít hoặc quá nhiều một loại nội tiết tố nhất định. Ngay cả những thay đổi và sự chênh lệch nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể. Tương tự như vậy, rối loạn nội tiết nữ chính là sự mất cân bằng nội tiết tố sinh sản trong cơ thể người phụ nữ, có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ.
Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ
Trong 40 năm khám chữa điều trị rối loạn nội tiết tố cho hàng ngàn chị em, bác sĩ Đỗ Thanh Hà nhận định rằng phần lớn sự mất cân bằng nội tiết tố nữ phổ biến là do “sự thống trị của estrogen” – mức độ estrogen cao hơn mức progesterone trong cơ thể. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tiền mãn kinh như:
- Đau đầu
- Thay đổi tâm trạng
- Đầy hơi
- Ung thư cơ quan sinh sản
- Vô sinh
- Hội chứng buồng trứng đa nang
“Một cá nhân có thể gặp rắc rối với cả thừa estrogen và thiếu estrogen trong cơ thể”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà nhấn mạnh.
Thiếu hụt estrogen cũng có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng nghiêm trọng, như:
- Các triệu chứng tiền kinh nguyệt liên quan đến tâm trạng: Như cáu kỉnh, buồn bã, ủ rũ…
- Các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh phổ biến: Tích mỡ ở bụng hoặc eo, béo phì và các hội chứng chuyển hóa (rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…)
Nhìn chung, nếu chị em có bất kỳ một triệu chứng hoặc kết hợp các triệu chứng sau, chị em có thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ:
- Rối loạn kinh nguyệt: Vô kinh (không có kinh trong vòng ít nhất 3 tháng và không mang thai), rong kinh (lượng máu kinh ra nhiều, kéo dài), đau bụng kinh, chảy máu kinh nguyệt (chảy máu liên tục trong 8 ngày hoặc lâu hơn) hoặc thiểu kinh (kỳ kinh không thường xuyên hoặc đến sau 35 ngày).
- Vấn đề tâm trạng: Dễ bực tức, khó chịu, lo lắng, tim đập nhanh và tâm tính thay đổi thất thường.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, mất ngủ do thường đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa.
- Rối loạn da: Nổi mụn trứng cá trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Da bị nám, sạm, tàn nhang và các dấu hiệu lão hóa khác.
- Hội chứng sương mù não: Lơ mơ, mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
- Vấn đề tiêu hóa: Dễ bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nôn và buồn nôn trước hoặc trong kỳ kinh.
- Sức khỏe tổng thể: Mệt mỏi và các dấu hiệu của bệnh suy giáp.
- Các vấn đề khác: Khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, căng ngực, loãng xương, rụng tóc, giọng trầm đi…
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ
Nồng độ nội tiết tố bình thường của chị em phụ thuộc vào từng giai đoạn của cuộc đời hoặc giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Có 3 trạng thái nội tiết tố chính trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, bao gồm:
- Giai đoạn sinh sản
- Giai đoạn tiền mãn kinh
- Giai đoạn mãn kinh
“Trong suốt cuộc đời, nồng độ nội tiết tố nữ của người phụ nữ sẽ thay đổi. Tuy nhiên, vào mỗi giai đoạn cụ thể, vẫn có thể xác định được đâu là nồng độ nội tiết tố bình thường”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho hay.
Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên, một số tình trạng bệnh lý, thói quen lối sống, môi trường sống và trục trặc tuyến nội tiết có thể là những nguyên nhân khác gây rối loạn nội tố nữ. Như đã nói, các tuyến nội tiết là nằm trên khắp cơ thể có chức năng tạo ra, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu. Các tuyến nội tiết khác nhau điều hòa các cơ quan khác nhau.
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây rối loạn nội tiết tố nữ:
Do bệnh lý:
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Mãn kinh sớm
- Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
- Ung thư buồng trứng
- Khối u tuyến yên
- Đái tháo đường type 1 hoặc 2
- Hội chứng Prader-Willi
- Viêm tụy
- Nhiễm trùng nặng
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
- Hội chứng Turner
- Mức glucagon cao
- Các khối u hoặc u nang lành tính ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết
Sử dụng thuốc và phương pháp điều trị bệnh:
- Thuốc tránh thai
- Hóa trị hoặc xạ trị
- Liệu pháp thay thế hormone
- Thuốc steroid đồng hóa
Lối sống:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
- Căng thẳng quá mức
- Tỷ lệ mỡ cơ thể cao
- Thiếu iốt
- Chán ăn
- Lạm dụng phytoestrogen và estrogen thực vật tự nhiên trong các chế phẩm từ đậu nành
Môi trường sống:
- Độc tố, chất ô nhiễm, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa chất gây rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?
Bác sĩ Đỗ Thanh Hà nhận định: “Điều nguy hiểm nhất của rối loạn nội tiết tố không thực sự phụ thuộc vào các triệu chứng, mà liên quan chủ yếu tới nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn”.
Ví dụ, với các nguyên nhân bệnh lý (như vấn đề về tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng nguyên phát, ung thư buồng trứng…) thì cần phải điều trị ngay, vì nó có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Rối loạn nội tiết tố cũng là dấu hiệu quả mãn kinh sớm, báo động cơ thể dần già nua, nếu trì hoãn điều trị có thể khiến chị em lão hóa nhanh, ảnh hưởng tới vẻ đẹp, sự tự tin và hạnh phúc gia đình.
“Luôn ghi nhớ rằng rối loạn nội tiết tố nữ có thể nghiêm trọng nếu không được điều trị. Hãy tham vấn chuyên gia, bác sĩ ngay nếu như bạn gặp bất kỳ triệu chứng gì bất thường, kể cả sự thay đổi tâm trạng hoặc những thay đổi thể chất”, bác sĩ Đỗ Thanh Hà lưu ý.
Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố nữ phải làm sao? Rối loạn nội tiết tố nữ điều trị thế nào?… là thắc mắc của nhiều chị em. Bác sĩ Đỗ Thanh Hà giải đáp: “Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ như thế nào còn phụ thuộc theo nguyên nhân cụ thể và phù hợp với từng cá nhân. Mỗi người bệnh có thể được áp dụng một phác đồ điều trị khác nhau”.
Dưới đây là những phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ phổ biến:
Trị rối loạn nội tiết tố bằng y học cổ truyền – thúc đẩy cơ chế tự làm lành của cơ thể
Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho biết: “Theo y học cổ truyền, rối loạn nội tiết tố nữ tùy thuộc vào thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi chị em mà có những biểu hiện đặc thù. Phải phân biệt dựa vào căn nguyên gây bệnh, xác định là do tổn thương can – thận, do rối loạn tình chí hay do chế độ ăn uống… mới đưa ra được phác đồ điều trị cụ thể”.
Trong 40 năm khám chữa sản phụ khoa cho chị em phụ nữ, trong đó có hàng ngàn ca rối loạn nội tiết tố nữ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà đã luôn áp dụng song song cả phương pháp chẩn bệnh theo y học cổ truyền (Tứ chẩn) và Tây y (dựa vào các xét nghiệm) để xác định chính xác căn nguyên gây ra tình trạng rối loạn này. Theo đó, rối loạn nội tiết tố nữ được chia thành 4 thể chính:
- Thể can thận âm hư: Tập trung bổ can – thận, điều hòa khí huyết, áp dụng bài Lục vị, bao gồm các vị thục địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, đan bì, bạch linh…
- Thể thận âm hư: Bài thuốc chú trọng bổ thận âm với các vị thục địa, câu kỷ tử, mạch môn…
- Thể thận dương hư: Bài thuốc chú ý bổ thận dương với các vị đỗ trọng, tục đoạn, thỏ ti tử…
- Thể thận âm dương hư: Tập trung các vị thuốc giúp bổ thận âm dương như thục đia, tục đoạn, đỗ trọng, mạch môn, câu kỷ tử, nhục thung dung…
Với nguyên lý biện chứng luận trị của y học cổ truyền, ở mỗi cơ địa khác nhau sẽ có những hiểu hiện riêng, nên bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà dành cho mỗi người bệnh, từng thể bệnh cũng sẽ khác nhau. Nguyên tắc điều trị bệnh sản phụ khoa có tính cá nhân hóa cao này cũng đã được bác sĩ Đỗ Thanh Hà khẳng định khi tham gia Chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2 với vai trò là cố vấn sức khỏe.
XEM LẠI CHƯƠNG TRÌNH Sống khỏe mỗi ngày – VTV2 trong VIDEO dưới đây:
Ngoài tính cá nhân hóa, phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ của bác sĩ Đỗ Thanh Hà còn nổi bật với những ưu thế:
>>> Phác đồ điều trị y học cổ truyền thế hệ mới
Phương pháp y học cổ truyền thế hệ mới là sự kết hợp khéo léo giữa y học cổ truyền và y học hiện đại nhằm tương trợ nhau, khắc phục các hạn chế và phát huy tối đa những ưu điểm của từng nền y học.
Nhờ được đào tạo chính quy Tây y song song với y học cổ truyền trong 4 năm tại Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Đỗ Thanh Hà có thể áp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng của y học hiện đại để đánh giá mức độ tình trạng, sau đó kết hợp với chẩn đoán tổng thể theo Tứ chẩn, Bát cương, Bát pháp của y học cổ truyền rồi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng chị em.
Trong và sau quá trình điều trị, các chị em cũng có thể kiêm tra tình trạng rối loạn nội tiết tố bằng các xét nghiệm hiện đại. Điều này giúp chị em có thể đánh giá hiệu quả mà bài thuốc điều trị của bác sĩ Đỗ Thanh Hà mang lại. Đặc biệt, chị em nên tái khám hoặc giữ liên hệ thường xuyên với bác sĩ để bác sĩ có hướng điều chỉnh phác đồ hoặc rút ngắn liệu trình điều trị sao cho phù hợp nhất.
ĐỘC GIẢ QUAN TÂM: Đánh giá của cộng đồng Webtretho về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Trung bình, thời gian điều trị rối loạn nội tiết tố nữ là từ 3 – 6 tháng. Chị em có thể thấy rõ hiệu quả theo từng giai đoạn:
Giai đoạn 1 (khắc chế triệu chứng):
- Bước đầu làm quen với cơ thể
- Từ 7 – 15 ngày giúp cải thiện các triệu chứng thể chất, như bốc hỏa, ra mồ hôi trộm, mất ngủ…
- Giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm vùng kín (nếu có)
Giai đoạn 2 (triệt tiêu căn nguyên):
- 1 – 2 tháng đầu: Chấm dứt các triệu chứng thể chất, ổn định kinh nguyệt ổn định, giảm mệt mỏi, cơ thể giàu năng lượng hơn…
- Những tháng tiếp theo: Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, giảm khô hạn, tăng ham muốn…
Giai đoạn 3 (điều trị dự phòng):
- Nhuận sắc, ổn định nội tiết tố, cơ thể sung sức, đề kháng tốt…
- Ngăn bệnh tái phát
- Nâng cao sức khỏe sinh sản
>>> Điều trị tận gốc, ngăn ngừa tái phát
Phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ của bác sĩ Đỗ Thanh Hà đi theo hướng bổ can thận, bổ thận âm, thận dương, từ đó cân bằng âm dương và thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Hạt nhân của phác đồ điều trị là bài thuốc thảo dược dạng thang uống giúp xử lý gọn gàng, dứt điểm căn nguyên gây rối loạn nội tiết tố. Một khi căn nguyên bệnh không còn, các triệu chứng khó chịu trên thể chất và tâm thần sẽ được xoa dịu, dần tiêu biến, không còn cơ hội tái phát.
Ngoài ra, nếu chị em gặp phải các bệnh phụ khoa, như nấm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… bác sĩ Đỗ Thanh Hà có thể chỉ định dùng thêm thuốc ngâm rửa bên ngoài. Sự kết hợp trong uống – ngoài ngâm rửa tạo nên cơ chế tác động KÉP giúp “cuốn bay” mọi gốc rễ bệnh tật và những biểu hiện khó chịu ở vùng kín.
>>> An toàn, lành tính
Bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà kết hợp hàng chục thảo dược quý có dược tính cao, đi sâu vào tạng phủ để bồi dưỡng mọi cơ quan sinh sản, giúp ổn định chính khí, loại trừ căn nguyên bệnh, tăng sức đề kháng để cân bằng nội tiết tố tối ưu. Với phương châm Nam dược trị Nam nhân, nên bác sĩ Đỗ Thanh Hà luôn ưu tiên lựa chọn những thảo dược của tự nhiên Việt Nam để bào chế nên các thang thuốc.
Những vị thuốc quý như thục địa, hoài sơn, câu kỷ tử, sơn thù, trạch tả, đan bì, bạch linh, nhục thung dung… đều được đích thân vị bác sĩ này tuyển chọn từ các vườn biệt dược đạt chuẩn GACP-WHO. Sau đó, chúng được tách chiết, nghiên cứu, phân tích hoạt chất, kiểm tra độc tính cấp/bán trường diễn một cách kỹ lưỡng trước khi đưa vào bào chế, tạo thành thành phẩm cuối cùng.
Bài thuốc cũng đã được khảo sát, thử nghiệm nghiêm túc để đánh giá hiệu quả, mức độ an toàn và khả năng ngăn ngừa tái phát trước khi ứng dụng vào điều trị rối loạn nội tiết tố nữ cho chị em.
Từ đó, các chuyên gia đầu ngành đều đánh giá rất cao sự an toàn, lành tính của bài thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ của bác sĩ Đỗ Thanh Hà. Mọi đối tượng chị em đều có thể nhận được lợi ích từ bài thuốc này và không ngại các tác dụng phụ như những phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố nữ khác.
>>> Hiệu quả vượt trội
Bài thuốc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ này đã được bác sĩ Đỗ Thanh Hà ứng dụng hơn 40 năm và điều trị thành công cho 9.268 chị em, trong đó có nhiều ca nặng, đã xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng.
XEM NGAY: Gạt bỏ nỗi lo rong kinh cùng Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà
CLICK NGAY: Chấm dứt nỗi lo lạc nội mạc tử cung với bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Tiếng lành đồn xa, không chỉ khu vực Hà Nội, các chị em ở toàn quốc đều mách nhau “lặn lội” tìm đến Phòng khám Đông y Việt Nam – nơi bác sĩ Hà đang công tác với mong muốn giải quyết dứt điểm tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ.
Thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ
Phác đồ điều trị rối loạn nội tiết tố nữ của Tây y chú trọng sự cân bằng đầy đủ của hormone sinh dục estrogen và progesterone. Các hormone này có thể được điều chỉnh thông qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau.
- Phương pháp tránh thai: Nếu bạn đang không có ý định mang thai, có thể sử dụng các phương pháp tránh thai (thuốc viên, vòng, miếng dán, thuốc tiêm…) có chứa estrogen và progesterone để giúp điều chỉnh các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Liệu pháp thay thế hormone: Được sử dụng để điều trị các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh và mãn kinh, như bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.
- Thuốc kháng androgen: Loại thuốc này nhằm ngăn cản tiết androgen, ngăn ngừa mụn trứng cá và rụng tóc.
- Estrogen âm đạo: Nếu bị khô âm đạo do biến động estrogen, chị em có thể sử dụng kem bôi có chứa estrogen trực tiếp lên các mô âm đạo để giảm triệu chứng. Ngoài ra, nó cũng có sẵn ở dạng viên nén, vòng, gel, thuốc xịt hoặc miếng dán.
- Clomiphene và Letrozole: Dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang để kích rụng trứng và hỗ trợ mang thai. Có thể được tiêm Gonadotropins để giúp tăng khả năng mang thai.
- Công nghệ hỗ trợ sinh sản: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể giúp những người bị hội chứng buồng trứng đa nang mang thai.
- Metformin: Thuốc này được dùng cho người bệnh đái tháo đường type 2.
- Levothyroxine: Thuốc giảm các triệu chứng của bệnh suy giáp.
- Eflornithine (Vaniqa: Loại kem bôi giúp làm chậm sự phát triển của lông mặt (rậm lông).
Thuốc trị rối loạn nội tiết tố nữ có ưu điểm là mang lại hiệu quả cao, giảm nhanh triệu chứng khó chịu và tiện dụng. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc lại tiềm ẩn những tác dụng phụ riêng và thường được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng kéo dài.
Ngoài ra, để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, các chị em có thể được bác sĩ yêu cầu dùng thêm các loại vitamin và thực phẩm chức năng. Đây là sản phẩm được nhiều chị em lựa chọn và sử dụng rộng rãi vì hiệu quả ổn định, ít tác dụng phụ và đa dạng mẫu mã. Tuy vậy, dòng thực phẩm chức năng cho rối loạn nội tiết tố nữ chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc đặc trị.
Rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì? Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì?
Đối với rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì và rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì, nhiều chuyên gia cho rằng tích cực tiêu dùng những thực phẩm dưới đây có thể hỗ trợ cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể:
- Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
- Quả bơ
- Nước ép lựu
- Nước ép quả mọng
- Nước ép cà rốt
- Một số loại hạt, như hạt lanh, hạnh nhân, đậu phộng, hướng dương…
- Sâm maca
- Ăn protein lành mạnh, như cá hồi, trứng, thịt hữu cơ… và nên ăn tối thiểu 20 – 30gr protein mỗi bữa
- Các loại rau cải
- Chất béo lành mạnh, như dầu olive và dầu dừa
- Bưởi
- Khoai lang
- Tỏi
Ngoài ra, chị em cần tránh những thực phẩm sau vì chúng có thể góp phần gây rối loạn nội tiết tố nữ và làm trầm trọng hơn các triệu chứng:
- Các chất kích thích, có trong cà phê, nước tăng lực, thuốc lá, rượu bia…
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
- Thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng
- Đồ ngọt, như bánh kẹo, nước ngọt…
- Thực phẩm quá giàu tinh bột
Khám rối loạn nội tiết tố nữ ở đâu?
Cho tới nay, vẫn chưa có một xét nghiệm duy nhất nào giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn nội tiết tố nữ. Điều chị em cần làm là mô tả mọi triệu chứng mà bản thân đang gặp phải và trả lời những câu hỏi như:
- Bạn có thường xuyên gặp các triệu chứng đó không?
- Bạn đã làm gì để giảm các triệu chứng đó? Chúng có hiệu quả không?
- Gần đây bạn có bị giảm hoặc tăng cân không?
- Bạn có căng thẳng hơn bình thường không?
- Kỳ kinh cuối cùng của bạn là khi nào?
- Bạn có dự định mang thai?
- Bạn có bị khô âm đạo hoặc đau khi quan hệ tình dục không?
Tùy thuộc vào các triệu chứng mà chị em nêu ra, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều xét nghiệm để chẩn đoán. Chị em cũng có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp, nồng độ estrogen và cortisol
- Khám vùng chậu để xét nghiệm tế bào cổ tử cung để xem có cục u, u nang hoặc khối u bất thường nào không
- Siêu âm để xem xét hình ảnh của tử cung, buồng trứng, tuyến giáp hoặc tuyến yên
- Các xét nghiệm bổ sung, như sinh thiết, MRI, X-quang, scan tuyến giáp…
- Kiểm tra tại nhà với bộng dụng cụ kiểm tra chỉ số hormone kích thích nang trứng (FSH) trong nước tiểu
Vậy, khám rối loạn nội tiết tố nữ ở đâu tốt, uy tín? Dưới đây là một số địa chỉ bạn có thể lựa chọn:
Địa chỉ khám rối loạn nội tiết tố nữ ở Hà Nội:
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Số 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm. SĐT 024 3825 2161. Mở cả ngày. Đây là bệnh viện là tuyến chuyên môn cao nhất chuyên ngành Sản Phụ khoa.
- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: Số 929 – Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình. Hotline 19006922. Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I của TP. Hà Nội trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.
- Phòng khám Đông y Việt Nam: Số Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội. SĐT/Zalo 0989 913 935 – bác sĩ Đỗ Thanh Hà hiện đang khám chữa tại cơ sở này. Phòng khám có thêm cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, SĐT/Zalo(028) 7109 6699 – 0932 064 179.
Địa chỉ khám rối loạn nội tiết tố nữ ở TP. Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Từ Dũ: Số 284 Cống Quỳnh, quận 1. SĐT 028 5404 2829. Đây là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh chuyên sâu về các vấn đề sản khoa, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, các vấn đề phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, chủ yếu phục vụ các bệnh nhân khu vực phía Nam.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park: Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh. SĐT 0283 6221 166. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giỏi, đã và đang công tác tại các bệnh viện phụ sản lớn ở TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Phụ Sản Mê Kông: 243 – 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình. Hotline 1900 6113. Đây là bệnh viện phụ sản được hình thành từ Khoa Phụ sản cơ sở 4 của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và chuyên về Sản Phụ khoa và Nhi sơ sinh.
Cân bằng nội tiết tố nữ tự nhiên và ngăn ngừa rối loạn nội tiết tố nữ như thế nào?
Một số chuyên gia nhận thấy rằng thực hành yoga giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn nội tiết tố rất tốt. Yoga cũng rất tốt cho sức mạnh cốt lõi, sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng của chị em. Nó cũng có thể giúp giảm cân và điều chỉnh nội tiết tố.
Các chị em cũng có thể thực hiện các thay đổi trong lối sống để giúp cân bằng nội tiết tố tự nhiên và ngăn ngừa rối loạn nội tiết tố nữ:
- Ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Quản lý tốt căng thẳng
- Có chất lượng giấc ngủ tốt
- Giữ cân nặng lành mạnh
Trên đây là mọi thông tin quan trọng về rối loạn nội tiết tố nữ – tình trạng phổ biến ở nữ giới mọi lứa tuổi. Nếu còn điều gì thắc mắc và muốn được thạc sĩ, báC sĩ Đỗ thanh Hà giải đáp, độc giả liên hệ ngay (HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ):
Phòng khám Đông y Việt Nam
|
Báo chí viết về thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà:
Ngày đăng: 04/05/2021 - Cập nhật lúc: 8:32 AM , 04/05/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!