Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn trong thai kỳ làm sao để nhận biết?
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn trong thai kỳ là tình trạng có tỷ lệ mắc thấp hơn so với viêm âm đạo do nấm men (khoảng 20%). Nguyên nhân gây bệnh là do sự mất cân bằng môi trường âm đạo dẫn đến sự tăng trưởng quá mức các loại vi khuẩn gây hại,… Tuy nhiên, dù chiếm tỉ lệ thấp nhưng không đồng nghĩa với việc nó không nguy hiểm. Chính vì vậy, bà bầu cần hiểu rõ bệnh để có cách khắc phục, điều trị đúng cách và kịp thời.
Chị em nên đọc: Viêm âm đạo – nỗi đeo bám dai dẳng của riêng phụ nữ
Làm sao để nhận biết bị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn trong thai kỳ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 330 – 390 triệu phụ nữ mắc viêm âm đạo do nhiễm khuẩn. Và trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 1 triệu phụ nữ mắc bệnh. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 25% đến 78,4% phụ thuộc theo vùng miền. Thường thì những khu vực có nguồn nước không đảm bảo sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn xuất hiện do sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15-44 tuổi.
Khi mắc bệnh, triệu chứng đặc thù nhất mà phụ nữ có thể biết mình bị nhiễm khuẩn âm đạo đó là:
- Dịch tiết âm đạo có màu xám hoặc trắng kèm theo mùi hôi tanh.
- Xuất hiện cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
- Âm đạo ngứa, đỏ và sưng tấy nhưng thường ở mức độ nhẹ;
- Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ.
Trong đó, âm đạo tiết dịch có màu xám, trắng kèm mùi hôi tanh được xem là biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở một số người không xuất hiện bất cứ biểu hiện gì khác thường mà bệnh chỉ được phát hiện trong đợt khám định kỳ, thông qua xét nghiệm dịch âm đạo.
Dịch tiết âm đạo sẽ được kiểm tra với một lượng nhỏ dưới kính hiển vi, kiểm tra pH (viêm âm đạo do vi khuẩn thường có mức pH cao hơn hoặc bằng 4,5), kiểm tra khí hư.
Nhiễm khuẩn âm đạo ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Khác với viêm âm đạo do nấm không gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi; thì viêm âm đạo do nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng khá nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi cũng như sức khoẻ của mẹ.
Đã có khá nhiều bằng chứng và số liệu nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự liên quan giữa viêm âm đạo do nhiễm khuẩn với việc sinh non. Ngoài ra, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn làm tăng nguy cơ sảy thai, suy yếu màng ối, vỡ ối, đẻ non hoặc trẻ sơ sinh thiếu cân,…
Hiện nay, việc điều trị và khắc phục các nguy cơ này tuy đã được y học kiểm soát và khắc phục nhưng chị em phụ nữ vẫn cần đề phòng. Nhất là cần được điều trị dứt điểm viêm âm đạo do vi khuẩn để tránh rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.
Góc cảnh báo: Chồng xa lánh, quan hệ ngoài luồng vì vợ viêm âm đạo
Trước những nguy cơ viêm âm đạo có thể gây ra, bác sĩ Hà khuyên các chị em, nhất là phụ nữ mang bầu đều nên đến cơ sở y tế thăm khám thường xuyên, đặc biệt là khi có bất thường về vùng kín cần kiểm tra xem mình có mắc bệnh hay không.
Mặt khác, những phụ nữ có tiền sử sinh non thì càng nên kiểm tra xem mình có mắc viêm âm đạo hay không. Từ đó có phương pháp khắc phục sớm tránh những nguy cơ chuyển dạ sinh non.
Phương pháp điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn khi mang thai
Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn hay bất cứ trường hợp viêm âm đạo nào khi mang thai đều cần phải hết sức cẩn trọng. Tôi cũng như các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa phải là người kiểm tra, chẩn đoán sau đó đưa ra phương án tối ưu nhất.
Cách điều trị tối ưu cho chị em bị viêm âm đạo trong thai kỳ quan trọng nhất là vừa đảm bảo cải thiện tình trạng bệnh cho người mẹ, vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
1. Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc Tây y
Căn cứ vào tình trạng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Có thể chỉ cần đặt thuốc hoặc phải kết hợp cả uống và thuốc đặt sao cho hiệu quả nhất.
Điều quan trọng trong quá trình điều trị bằng Tây y là thai phụ cần tuân thủ theo đúng liệu trình đã được bác sĩ đưa ra. Không dừng giữa chừng, cũng không lạm dụng thuốc. Có như vậy chứng viêm âm đạo do nhiễm khuẩn trong thai kỳ mới được khắc phục hoàn toàn và không để lại biến chứng nguy hiểm cho thai.
2. Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn trong thai kỳ bằng thuốc Đông y
Bên cạnh phương pháp Tây y, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị nhiễm khuẩn từ các bài thuốc Đông y. Thông thường đơn thuốc sẽ gồm thuốc uống và thuốc ngâm rửa kết hợp.
Thuốc rửa ngoài Đông y sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại. Hơn thế nữa, các vị thuốc này tác động lên da rất nhẹ nhàng, không kích ứng, không làm khô âm đạo quá nhiều như dược chất.
Bên cạnh đó, sử dụng thêm thuốc thang uống điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn giúp mang lại hiệu quả tốt. Ưu điểm của thuốc uống trong Đông y đó là không chỉ lành tính, dược tính cao mà còn cho công dụng bổ khí huyết, thanh nhiệt, bổ sung nội tiết tố, nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt là dưỡng – an thai, tránh được các nguy cơ sảy hoặc đẻ non do viêm.
Phòng ngừa viêm âm đạo nhiễm khuẩn khi mang thai
Như tôi đã nói ở trên, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và thai phụ cao hơn nên nó cần được phòng ngừa càng sớm càng tốt. Chính vì thế, đừng đợi bệnh tới nơi mới đi thăm khám mà thai phụ hãy chủ động phòng bệnh với những cách đơn giản sau đây:
– Không được ăn nhiều đồ ngọt, bổ sung thêm các các thực phẩm giàu vitamin A có trong rau quả, trứng, thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá…
– Bổ sung các sản phẩm từ sữa, ăn sữa chua thường xuyên và nên dùng thêm tỏi trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch.
– Mặc quần lót hoàn toàn bằng cotton là tốt nhất, tuyệt đối không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi “ẩn náu” lý tưởng cho các loại vi khuẩn.
– Nếu chị em có thói quen vệ sinh vùng kín bằng nước lá chè xanh thì nên vệ sinh theo cách như sau: Lá chè xanh rửa sạch đun kỹ rồi pha với nước thêm một chút muối rồi vệ sinh ngày 2-3 lần. Nước chè xanh rất tốt vì có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều…
– Không tắm nước quá nóng, tránh dùng nước xà phòng có chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Những cách phòng bệnh viêm âm đạo do nhiễm khuẩn không khó khăn khi thực hiện. Chỉ cần chị em thực hiện đúng và đủ chắc chắn sẽ đẩy lùi và giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh bất cứ giai đoạn nào, đặc biệt là trong thai kỳ.
Ngoài ra, một điều mà tôi luôn nhắc bệnh nhân của mình đó là nếu có bị nhiễm khuẩn âm đạo cũng đừng lo lắng quá kẻo ảnh hưởng tới mẹ và bé. Có dấu hiệu bất thường thì chỉ cần nhanh chóng đi khám và điều trị tại cơ sở y tế đảm bảo, chất lượng. Đồng thời thực hiện tốt chế độ sinh hoạt như trên là có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé rồi.
Nếu chị em và các mẹ bầu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp về viêm âm đạo do nhiễm khuẩn cũng như muốn tìm đến cách chữa Đông y an toàn hãy liên hệ cho bác sĩ Hà.
Với vốn kinh nghiệm gần 40 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa tôi sẵn sàng tư vấn, giải đáp những vấn đề của chị em và các bạn. Chị em có thể chat cho tôi qua Zalo hoặc Facebook, hay gọi trực tiếp tới Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam theo số điện thoại (024) 7109 2668 – 0989 913 935.
Chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Thông tin chị em cần lưu ý: Bệnh viêm âm đạo và những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của bác sĩ Đỗ Thanh Hà
Ngày đăng: 15/08/2017 - Cập nhật lúc: 5:09 PM , 04/09/2019
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!