Ký ức Trung Hoa y dược Quảng Châu

Đối với mỗi người, việc học tập, theo đuổi ước mơ là một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời. Khi còn trẻ, tôi từng có một khoảng thời gian được sống cùng những đam mê, theo đuổi hoài bão của mình dù cho muôn vàn khó khăn trước mắt. Đó chính là khoảng thời gian tôi được vinh dự tiếp xúc với nền Y dược Trung Hoa trong 4 năm học thạc sĩ.

Xem thêm: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà – người trao hạnh phúc cho hàng ngàn phụ nữ 

Khoảng thời gian học y dược tại Trung Quốc vẫn luôn hiện rõ trong trí nhớ của tôi

Việc đi du học, học lên cao ở nước ngoài giờ đây có lẽ đã quá quen thuộc và khá đơn giản với những gia đình có kinh tế khá trở lên. Thế nhưng, thời của chúng tôi, lo miếng cơm manh áo còn khó khăn nên chuyện đi học ở nước ngoài thì việc đó khó khăn biết chừng nào. Vậy mà khi ấy, tôi đã từng có ý định từ bỏ.

Những ai thường xuyên theo dõi trang Blog của tôi sẽ biết rằng trước đây, tôi đã từng không thích làm việc trong lĩnh vực Phụ khoa. Nhưng có lẽ, một trong những bước ngoặt quan trọng khiến tôi thay đổi cách nhìn về lĩnh vực này chính là khi tôi được cử sang học chương trình đào tạo thạc sĩ ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Những kiến thức và kỷ niệm trong 4 năm học thạc sĩ tại Quảng Châu là điều tôi chẳng thể nào quên
Những kiến thức và kỷ niệm trong 4 năm học thạc sĩ tại Quảng Châu là điều tôi chẳng thể nào quên

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội vào năm 1982, tôi được phân về công tác tại khoa Phụ bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương. Sau một thời gian học tập và làm việc tại đây, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và chỉ bảo của những người thầy, những người đồng nghiệp tận tâm như bác sĩ Nguyễn Ngọc Lâm – Nguyên trưởng khoa Phụ bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, giáo sư – bác sĩ Hoàng Bảo Châu, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Phong. Đó là những người đã luôn hướng dẫn và làm cháy lên trong tôi tình yêu nghề, yêu khoa Phụ và thấu hiểu sứ mệnh của mình trên con đường trao hạnh phúc đến với phụ nữ Việt.

Hơn hết, những người thầy đó cũng là những người đã giúp tôi có thêm động lực theo đuổi đam mê, cũng là những người thường xuyên động viên tôi có thêm nghị lực học tập ở nước bạn. 

Thỉnh thoảng, nhìn những tấm hình bạn bè, đồng nghiệp du lịch Trung Quốc chụp lại, rồi những bộ phim với những căn nhà, những con đường vừa lạ vừa quen khiến tôi lại bồi hồi nhớ về thời gian 4 năm đèn sách nơi xứ người. Có lẽ chẳng ai hiểu hết được những khó khăn, những trăn trở của tôi ngày ấy hơn chính bản thân tôi.

Cơ hội đến, nhưng tôi chưa sẵn sàng đón nhận

Khi đã quen với công việc ở bệnh viện Y học Cổ truyền được một thời gian, năm 1994 tôi quyết định nâng cao chuyên môn bằng cách học thạc sĩ trong nước. Đến năm 1995, cơ hội mới thực sự đến với tôi khi vinh dự được là 1 trong 2 đại diện Việt Nam được đi học tại Quảng Châu, Trung Quốc. Thời gian đó, tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào về những nỗ lực của bản thân khi nhận được học bổng của bộ Giáo dục và bộ Y tế. Thế nhưng, trái với tâm lý của nhiều người, lúc đó tôi lại rất băn khoăn, phân vân về cơ hội này.

Tấm vé sang Trung Quốc học tập đến với tôi khi tôi vừa sinh đứa con gái thứ hai được 3 năm. Thời điểm đó, gia đình với tôi là tất cả. Lúc đó, vợ chồng tôi cũng chưa được dư dả mấy, con nhỏ nên càng khiến tôi băn khoăn, lo lắng nhiều hơn. Làm sao tôi có thể để hai đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn và để hết mọi công việc nhà cho chồng tôi gánh vác trong 4 năm ròng rã. 

Suy nghĩ đắn đo suốt thời gian dài, nhưng may mắn được sự động viên, khích lệ tinh thần rất nhiều từ các thầy, đồng nghiệp và cả chính chồng tôi, cuối cùng, tôi đã khăn gói lên đường theo đuổi đam mê, trau dồi kiến thức Y học. Toàn bộ chi phí đi lại, học tập, ăn ở được tài trợ hoàn toàn, thật sự là một cơ hội lý tưởng mà bất cứ ai cũng muốn có.

Hành trình chinh phục cái nôi của y dược học phương Đông

Trở ngại đầu tiên chính là ngôn ngữ. Năm đầu sang học tại Quảng Châu, tôi phải học tiếng ở Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh. Thời gian đó, tôi đã phải chật vật với ngôn ngữ, nhiều lúc tủi thân vô cùng. Tiếng Trung rất khó học và để có thể đọc hiểu được các tài liệu, các loại sách cổ về Y học với nhiều từ ngữ chuyên ngành thì điều tiên quyết là bạn phải nắm chắc ngữ pháp. May mắn cho tôi, khả năng tiếp thu của tôi cũng khá ổn, cộng thêm việc nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ bạn bè người bản xứ và các nước khác, sự chỉ bảo tận tình của giảng viên đã khiến tôi nhanh chóng bắt kịp.

Sau thời gian học ngôn ngữ, chúng tôi được phân về các trường học chuyên ngành. Đây chính là khoảng thời gian tôi được “khai sáng”. Trung Quốc quả không hổ danh là cái nôi của nền y học phương Đông. Nơi đây chứa đựng một kho tàng các bài thuốc Y học cổ truyền và nguồn dược liệu vô cùng phong phú, quý hiếm, chất lượng, mang hiệu quả chữa bệnh cao. Thời gian học tập tại đây, tôi cảm nhận được mình được mở mang tầm mắt rất nhiều, đi hết từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác.

Kho tàng y học tại Quảng Châu đã giúp tôi mở mang kiến thức và học hỏi được những kinh nghiệm quý báu cho mình
Kho tàng y học tại Quảng Châu đã giúp tôi mở mang kiến thức và học hỏi được những kinh nghiệm quý báu cho mình

Thử tưởng tượng xem, chúng ta vẫn luôn tự hào về việc đất nước mình có nguồn thảo dược phong phú, là một trong những quốc gia có thảm thực vật dồi dào nhất châu Á. Vậy mà, Trung Hoa đã khiến tôi thật sự choáng ngợp. Có những bài thuốc từ xa xưa truyền lại vẫn còn có hiệu quả cao với những bệnh mà có khi Tây y cũng phải bó tay. 

Lúc bấy giờ, nền Y học Cổ truyền ở đây không chỉ dừng lại ở các thang thuốc sắc, các dạng viên nén uống như chúng ta thường thấy. Tôi còn nhớ ở thời điểm đó, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu về việc sử dụng thuốc Đông y để tiêm, truyền trực tiếp vào cơ thể người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. 

Đến nay, loại hình chữa bệnh này đã thực sự gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Không còn cái nhìn của sự nghi ngờ, không còn những lời dèm pha từ các học giả phương Tây, Đông y ngày càng có vị thế hơn trong Y học bởi tính an toàn, dễ ứng dụng của nó.

Ngay từ khi được tiếp xúc với những tài liệu, những cuốn sách cổ của nền y học Trung Hoa, tôi đã thấy được tiềm năng to lớn của Đông y xứ này. Nhiều bài thuốc rất đặc biệt cùng những vấn đề phân tích, lý luận về ngũ quan con người một cách rất sâu và đầy đủ mà không mấy tài liệu ở nước ta có được.

Cho đến thời điểm này, tôi thực sự không cảm thấy hối hận và cực kỳ trân trọng quãng thời gian học tập tại Trung Quốc. Niềm đam mê Y học cổ truyền trong tôi đã thực sự được thỏa mãn với kho tàng kiến thức sâu rộng và đầy mới lạ ở nơi đây. 

Có lẽ, nếu ngày ấy tôi không nắm lấy cơ hội, chắc hẳn các bạn sẽ không thể biết đến một bác sĩ Thanh Hà khám Phụ khoa như bây giờ. Nếu không nắm lấy cơ hội ấy, có lẽ tôi cũng sẽ không đủ tự tin, không đủ bản lĩnh mang đến hạnh phúc cho hàng triệu phụ nữ.

Nhận được nhiều, nhưng những gì phải đánh đổi còn lớn hơn

Thế nhưng, bên cạnh việc nhận được cơ hội, được tiếp xúc và lĩnh hội những tinh hoa Y học cổ truyền Trung Hoa, tôi cũng phải đánh đổi rất nhiều. Thời gian đó, mọi thứ đều khó khăn đối với tôi. Lúc ấy không có điện thoại di động như bây giờ, để liên lạc được với gia đình, tôi thường phải đi bộ cả 1 đoạn đường xa và gọi về trong thoáng chốc. Cước phí cao, tiền bạc có hạn nên dù rất nhớ nhà, thi thoảng tôi mới dám gọi điện về.

Cái khó khăn thứ hai là sự dằn vặt về tâm lý. Những người mẹ đã có con, các bạn có thể hiểu cảm giác của một người mẹ phải đi xa, phải sống xa con nhỏ của mình như thế nào. Nhớ con, nhớ nhà, thương chồng, thương con khiến tôi nhiều khi không kìm nổi nước mắt. 

Còn gì buồn hơn việc một người mẹ không được chứng kiến con mình lớn lên ở cái độ tuổi các con đang cần mẹ nhất. Còn gì day dứt hơn việc phải xa con nhiều năm, nhớ con mà không thể về, không thể ôm chúng vào lòng. Rất nhiều những nỗi đau, sự thiếu thốn của người làm mẹ mà tôi không được trải qua, tất cả vì sứ mệnh trên vai, sứ mệnh mang tri thức phục vụ đồng bào.

Thế rồi, hết thương con, tôi lại thương chồng tôi hơn bao giờ hết. Từ khoảng thời gian khó khăn lúc mới kết hôn, anh đã cùng tôi không ngừng cố gắng, không ngừng đi lên. Khi cuộc sống đang dần ổn định, anh lại phải gánh vác gia đình, vừa là một người cha, vừa phải làm một người mẹ để nuôi dạy các con.

Nếu không nhờ có công ơn của chồng, chắc tôi khó có được gia đình hạnh phúc cùng những đứa con ngoan ngoãn như bây giờ
Nếu không nhờ có công ơn của chồng, chắc tôi khó có được gia đình hạnh phúc cùng những đứa con ngoan ngoãn như bây giờ

Kinh tế lúc ấy cũng không phải dư dả gì, một mình anh là trụ cột của gia đình, lo toan đủ mọi chi phí, lo cho các con học hành không thua kém chúng bạn. Vậy mà, anh còn phải chạy đi chạy về lo cho bố mẹ bởi khi ấy bố chồng tôi bệnh nặng, qua đời. Dù không được chứng kiến nhưng trong suy nghĩ của tôi, chồng mình thật vất vả hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, để cho tôi vững tâm học hành, những lần tôi gọi điện về hỏi thăm, chồng tôi đều động viên, khích lệ tôi rất nhiều mà không hề than vãn nửa lời. Những chuyện nhỏ nhặt, anh không kể cho tôi vì sợ tôi lo lắng mà tự mình loay hoay giải quyết ổn thỏa. Chỉ khi bố chồng tôi mất (1998), được sự hỗ trợ từ phía trường học, tôi về thăm nhà được một tuần rồi lại phải đi. Lúc ấy trở về, tôi mới hình dung được phần nào những khó khăn mà chồng tôi phải gánh vác.

Để không phụ lòng mong mỏi của chồng, không uổng phí những thời khắc quan trọng mà một người mẹ như tôi lẽ ra phải có, tôi lại dốc sức học hành, trau dồi kiến thức, đợi ngày trở về. 

Là một người phụ nữ, tôi cũng hay đa sầu, đa cảm, lắm lúc chỉ muốn bỏ tất cả để về với gia đình. Thế nhưng, tôi luôn được những người bạn, người thầy xung quanh động viên, hỗ trợ hết mức. 

Chồng tôi cũng hiểu được những trăn trở của vợ, lần nào nói chuyện điện thoại cũng động viên tôi. Thời gian nghỉ hè là tôi lại tranh thủ về nhà, mỗi lần như vậy cảm giác trôi qua nhanh lắm, khoảnh khắc chia tay càng khó khăn hơn bao giờ hết. 

Không chỉ bạn bè, gia đình động viên, tôi còn nhận được sự khích lệ, tin tưởng to lớn từ một người thầy, người mà tôi đặc biệt kính trọng và biết ơn – Viện trưởng bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương lúc bấy giờ, thầy Hoàng Bảo Châu. Thầy luôn luôn đặt niềm tin vào tôi, luôn giúp tôi nhìn ra những giá trị, những điều tích cực thời gian ấy. 

Đúng như thầy nói: “Trải qua bão giông mới nhìn thấy cầu vồng”, tôi có được ngày hôm nay cũng nhờ ơn của thầy.

Tôi không bao giờ hối hận khi nhìn lại

Quãng thời gian ấy quả thực là một trải nghiệm tuyệt vời thời trẻ của tôi. Tôi được học tập, được va chạm, tiếp xúc với một nền Y học cổ truyền tuyệt vời qua những trang sách, những ngày lọ mọ trong thư viện, phòng thực nghiệm. Tôi được sống hết mình với đam mê, được giao lưu với bạn bè quốc tế, được lĩnh hội nhiều điều mới mẻ từ những bậc thầy, giảng viên. Tôi được mở mang tầm mắt với một nền văn hóa mới, được sống những ngày tháng đẹp đẽ ở một đất nước thú vị.

Hơn hết, tôi được trau dồi tri thức, được nâng cao trình độ để có thể thực hiện sứ mệnh của mình, góp phần gìn giữ và phát triển nền Y học nước nhà.

Vậy đó, cứ mỗi khi có ai nhắc đến, tôi lại bồi hồi nhớ về quãng thời gian ấy, quãng thời gian tuyệt vời nhưng cũng không ít khó khăn. Trải nghiệm đó, tôi sẽ không bao giờ quên bởi tôi đã thực sự vượt qua những giới hạn, vượt qua chính bản thân để có thể ở đây ngày hôm nay, mang đến cho phụ nữ một cuộc sống vui, khỏe, hạnh phúc. 

Mỗi người chỉ được sống một lần, hy vọng chị em cũng sẽ luôn sống hết mình, sống để không phải hối tiếc như tôi đã từng. Tôi rất mong được đồng hành cùng chị em trong những câu chuyện, những chia sẻ về mọi vấn đề. Tôi cũng sẽ luôn lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trên trang tin này. Vì vậy, đừng ngại ngần sẻ chia nhé!

Tìm hiểu về tôi: Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Bác sĩ phụ khoa Đông y số 1 Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 14/09/2019 - Cập nhật lúc: 10:26 AM , 29/09/2020

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0989913935

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?