Thời kỳ mãn kinh: Hiểu đúng và xử lý đủ để cho hiệu quả tối ưu

Chạm 4 thập kỷ khám chữa bệnh Sản Phụ khoa, trong số hàng ngàn bệnh nhân của mình, tôi gặp tới gần phân nửa trường hợp đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Bản thân là người đã từng trải qua quá trình này, hơn ai hết, tôi hiểu rõ những trăn trở, nỗi khổ khó giãi bày của chị em, vấn đề họ đang và sẽ gặp phải.

Có một sự thật chúng ta phải đối mặt, giai đoạn mãn kinh không trừ bì bất kỳ ai, bởi đó là một phần tự nhiên của quá trình lão hoá, chỉ là sẽ đến sớm hay muộn mà thôi. Vậy nên, thay vì lo âu chị em ta sớm già xấu, da nhăn nheo lão hoá, sức khoẻ chẳng còn dẻo dai như trước, hãy suy nghĩ tích cực và tìm giải pháp cân bằng cơ thể, duy trì cuộc sống lạc quan vốn có. Bởi, mãn kinh thực ra không đáng sợ như vậy.

Hiểu đúng về thời kỳ mãn kinh

Về lý thuyết, mãn kinh là “cột mốc” chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của một người phụ nữ (lần thứ nhất diễn ra ở độ tuổi dậy thì). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra khi chức năng buồng trứng thoái hoá hoặc ngưng hoạt động hoàn toàn, không còn rụng trứng và các loại nội tiết tố trong cơ thể dần suy giảm. Do đó, người phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt và hết khả năng sinh sản. Để dễ hiểu, kinh nguyệt có thể chậm một vài tháng mới xuất hiện lại, cho đến khi chị em không có kinh từ trên 12 tháng sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh là giai đoạn lão hoá tự nhiên ở phụ nữ
Mãn kinh là giai đoạn lão hoá tự nhiên ở phụ nữ

Độ tuổi trung bình cho giai đoạn mãn kinh của người phụ nữ nằm trong khoảng từ 50 đến 55 tuổi. Tuy nhiên, với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của xã hội, thói quen sinh hoạt, thực phẩm và môi trường sống tác động tiêu cực đã khiến độ tuổi mãn kinh ngày càng “trẻ hoá”. Theo thống kê tôi tìm hiểu, độ tuổi mãn kinh trung bình hiện nay tại Việt Nam rơi vào khoảng từ 45 đến 48 tuổi.

Một lần nữa, chị em cần hiểu rằng mãn kinh không phải là một căn bệnh, đây là sự chuyển tiếp thời kỳ hết sức bình thường xảy ra ở tất cả phụ nữ ở độ tuổi trung niên.

Phân biệt tiền mãn kinh và mãn kinh

Trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, chị em chúng ta sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, chị em có thể phải đối mặt với hiện tượng mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm gây ra không ít phiền toái, khiến chất lượng cuộc sống phái đẹp bị đảo lộn, ở cả sinh hoạt, sức khoẻ và tâm lý.

Trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, chị em sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh
Trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, chị em sẽ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh

Dưới đây là các giai đoạn trước trong và sau mãn kinh được tôi phân tích, giúp các chị em hiểu rõ hơn và có thể dễ dàng phân biệt các giai đoạn sinh lý này:

  • Tiền mãn kinh: Độ tuổi trung bình nằm ở khoảng 45 – 50, thời gian kéo dài ít nhất 2-3 năm cho tới 5 năm. Lúc này, chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone), chu kỳ kinh nguyệt không đều, thưa dần hoặc có thể rong kinh, tắt kinh một thời gian. Một số triệu chứng do suy giảm nội tiết có thể gặp như bốc hỏa, mất ngủ, chóng mặt, suy giảm chức năng sinh lý,… Những vấn đề này thường xuất hiện ở cả giai đoạn mãn kinh.
  • Mãn kinh: Độ tuổi trung bình từ 50-55, do buồng trứng thoái hoá hoặc ngưng hoạt động hoàn toàn, kinh nguyệt mất hẳn và không còn khả năng sinh sản.
  • Mãn kinh sớm: Độ tuổi mãn kinh sớm rơi vào giai đoạn trước hoặc 40 tuổi. Lúc này, chị em khó có thể mang thai được nữa vì hoạt động buồng trứng ngưng, không rụng trứng được, khi đó, không còn nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được. Mãn kinh sớm thường gặp ở chị em uống nhiều bia rượu, thường xuyên hút thuốc lá, rối loạn hệ miễn dịch, điều trị bệnh bằng xạ trị, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa hai buồng trứng,…
  • Mãn kinh muộn: Mãn kinh sau 55 tuổi. Sau giai đoạn mãn kinh, chị em sẽ bước vào thời kỳ hậu mãn kinh và kéo dài đến hết cuộc đời.

Mãn kinh có triệu chứng gì?

Đây có lẽ là vấn đề được các chị em quan tâm nhất. Mãn kinh sẽ ảnh hưởng đến phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Có người sẽ gặp ít triệu chứng, chỉ thoáng qua và không có tác động rõ rệt, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng sống.

Sự suy giảm nội tiết sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Sự suy giảm nội tiết sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Theo kinh nghiệm từ bản thân, thông qua khám và chữa bệnh trong nhiều năm, tôi đúc rút những thay đổi phổ biến, sự bất thường của cơ thể sẽ xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh như sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt đến ít hơn, kéo dài nhiều ngày hơn hoặc ít ngày hơn, tương tự như vậy với lượng máu kinh, sau đó mất kinh hoàn toàn.
  • Bốc hỏa: Thường gặp ở mọi phụ nữ giai đoạn này, đột nhiên có cảm giác nóng bừng ở khắp cổ, mặt hay ngực. Một số dấu hiệu kèm theo như mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi và cảm giác lạnh run. Bốc hỏa mãn kinh phổ biến vào ban đêm, điều này dẫn tới mất ngủ.
  • Khó ngủ, mất ngủ: Do bốc hỏa đêm, tâm sinh lý rối loạn.
  • Khô âm đạo: Sự suy giảm nội tiết tố (nồng độ estrogen) khiến âm đạo bị khô, mất cân bằng pH. Điều này trực tiếp gây ra ngứa rát, huyết âm đạo, tiết dịch âm đạo, đau khi quan hệ tình dục.
  • Suy giảm ham muốn tình dục: Thay đổi tâm lý và khô hạn, đau rát âm đạo dẫn đến cảm giác không mặn mà khi giao hợp.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Dễ khó chịu, cáu gắt, xúc động hơn. Chị em có thể bị giảm khả năng tập trung, nhớ trước quên sau ở giai đoạn này.
  • Một số vấn đề khác về ngoại hình: Da mất tính đàn hồi, chảy xệ, nhăn nheo, tăng mỡ bụng, nhão cơ, tóc khô, dễ gãy rụng,…

Nguy cơ mắc bệnh lý nào ở giai đoạn mãn kinh

Tác động từ quá trình mãn kinh có thể khiến chị em phải đối mặt với một số bệnh lý, nguy cơ này có tỷ lệ cao hơn ở giai đoạn hậu mãn kinh. Tuy nhiên, chị em cần có kiến thức để phòng ngừa và kiểm soát tốt nhất, nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân:

  • Viêm nhiễm phụ khoa: Rối loạn nội tiết dẫn đến khô hạn âm đạo, kèm theo các triệu chứng ngứa rát, tiết dịch, không đảm bảo an toàn khi quan hệ có thể dẫn đến bệnh về âm đạo, thậm chí viêm cổ tử cung.
  • Viêm đường tiết niệu: Tiểu rắt, tiểu són, không kiểm soát được lượng nước tiểu khi đi vệ sinh, nặng có thể gây viêm nhiễm.
  • Bệnh tim mạch: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, ở giai đoạn mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của chị em tăng cao hơn.
  • Bệnh loãng xương: Sức bền của xương suy giảm dẫn đến xương yếu và dễ gãy. Tốc độ loãng xương tăng nhanh ở giai đoạn mãn kinh.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi các triệu chứng mãn kinh khiến chị em khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thì chị em nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị và khắc phục. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khoẻ tổng thể và định hướng phương pháp điều trị (sử dụng thuốc) nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc phát sinh bệnh lý.

Ở giai đoạn mãn kinh, chị em nên duy trì thói quen khám tổng quát định kỳ 6 tháng một lần để kiểm soát sức khỏe cơ thể và kịp thời phát hiện bệnh lý ở tuổi trung niên.

Một số trường hợp đau đớn, ra dịch lẫn huyết, ra huyết âm đạo chị em cần đi khám ngay để có phương án kịp thời. Bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nghiêm trọng.

>>CLICK NGAY NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ CÁCH KHẮC PHỤC RỐI LOẠN MÃN KINH!

Làm cách nào để khắc phục rối loạn thường gặp giai đoạn mãn kinh?

Sự suy giảm nội tiết tố tự nhiên nghiêm trọng là nguồn cơn dẫn đến hàng loạt triệu chứng và vấn đề sinh lý ở giai đoạn mãn kinh của phụ nữ. Để khắc phục vấn đề này, qua khảo sát và tổng hợp, dưới đây là những cách được chị em phụ nữ nói chung và bệnh nhân của tôi nói riêng ưu tiên áp dụng:

Phương pháp tác động từ bên ngoài

Đây là cách áp dụng cho các trường hợp khô âm đạo. Chị em có thể sử dụng vòng estrogen âm đạo (Eopes), viên đặt hoặc kem bôi âm đạo. Ngoài ra, giải pháp phổ biến hơn là dùng sản phẩm có chứa chất giữ ẩm âm đạo hoặc gel bôi trơn để làm giảm cảm giác khô rát, ngứa ngáy âm đạo.

Dùng một số loại thuốc Tây

Một số loại thuốc có thể được sử dụng cho giai đoạn này như thuốc tránh thai đường uống (liệu pháp hormone thay thế), thường dùng hơn cho phụ nữ tiền mãn kinh nhằm điều hoà kinh nguyệt, kiểm soát các cơn bốc hoả.

Bên cạnh đó, thuốc chống trầm cảm cũng được sử dụng để giảm chứng bốc hỏa, cùng với thuốc chống động kinh gabapentin và clonidine hay thuốc tăng huyết áp,…

Trước khi dùng tất cả các loại thuốc này đều cần sự cho phép hoặc kê đơn từ phía bác sĩ.

Liệu pháp thay thế nội tiết (estrogen và progesterone)

Giải pháp hormon thay thế được rất nhiều chị em lựa chọn khi bị suy giảm nội tiết, đặc biệt ở giai đoạn mãn kinh. Đây là phương pháp bổ sung hai nội tiết tố nữ chủ chốt gồm estrogen và progesterone để bù đắp nội tiết thiếu hụt. Cách này có tác dụng nhanh, làm giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh như: Giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, khô âm đạo, cáu gắt,… Đồng thời, làm chậm quá trình loãng xương.

Liệu pháp hormone thay thế được đánh giá là "Lợi bất cập hại"
Liệu pháp hormone thay thế được đánh giá là “Lợi bất cập hại”

Tuy nhiên, đây là liệu pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khoẻ nếu chị em thiếu kiến thức về nó hoặc lạm dụng. Nếu dùng trong thời gian dài (quá 6 tháng), bạn có thể phải đối mặt: Nguy cơ huyết khối, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư vú, bệnh túi mật.

Tôi đã gặp không ít trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi áp dụng liệu pháp này, nhiều người vừa không thể làm giảm sự khó chịu của các triệu chứng, vừa tăng sinh thêm bệnh như u nhọt, da dẻ xuống cấp trầm trọng do ngưng dùng giữa chừng và không có nội tiết tố được bổ sung kịp thời.

Nói chung, phương pháp này cần thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.

Phương pháp cải thiện rối loạn nội tiết bằng Y học cổ truyền

Với 40 năm hành y, tôi đã từng khám chữa và giúp cho hàng ngàn chị em thành công đẩy lùi các triệu chứng ám ảnh, khó chịu do rối loạn nội tiết thời kỳ mãn kinh. Bằng kinh nghiệm và quan sát, trước những bất cập của liệu pháp hormone hay thuốc Tây mang lại, những tinh hoa từ bài thuốc Y học cổ truyền sẽ giúp chị em vượt qua giai đoạn này theo cách an toàn và hiệu quả lâu bền nhất.

Lý giải cho điều này, tôi sẽ giới thiệu tới chị em phương pháp Y học cổ truyền do chính tôi dày công nghiên cứu, phát triển và ứng dụng điều trị thành công suốt vài thập kỷ qua.

Theo quy trình điều trị, tôi sẽ áp dụng tứ chẩn chuẩn Y học cổ truyền “Vọng – Văn – Vấn – Thiết” để xác định các thể bệnh. Rối loạn nội tiết được chia làm 4 thể trong Đông y: Can thận âm hư, thận âm hư, thận dương hư, thận âm dương hư.

Để kết quả chẩn đoán có tính chính xác cao và phác đồ điều trị hiệu quả, tôi sẽ kết hợp với kết quả từ Tây y như: Mẫu xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ nội tiết trong cơ thể, chẩn đoán hình ảnh xác định có khối u hay không.

Đến bài thuốc thảo dược Y học cổ truyền trị rối loạn nội tiết sẽ có gì đặc biệt?

Cơ chế tác động kép – Trị bệnh từ gốc

Bài thuốc chủ đạo được tôi sử dụng gồm hai chế phẩm thuốc uống thuốc ngâm rửa:

Bài thuốc rối loạn nội tiết mãn kinh được hoàn chỉnh với hai chế phẩm thuốc uống và thuốc ngâm rửa
Bài thuốc rối loạn nội tiết mãn kinh được hoàn chỉnh với hai chế phẩm thuốc uống và thuốc ngâm rửa

>>Về thuốc uống: Cơ chế tác động vào căn nguyên, can thận với mục đích loại bỏ dần gốc tự do gây ra tình trạng rối loạn nội tiết. Đồng thời, tôi sử dụng nhiều vị thảo dược đặc hiệu, không chỉ cải thiện rối loạn nội tiết mà còn ổn định sức khoẻ tổng thể cho phụ nữ. Do đó, thuốc uống sẽ giúp chị em bồi bổ khí huyết, cân bằng âm dương, cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

>>Về thuốc ngâm rửa: Đây là giải pháp tác động toàn diện cho các trường hợp rối loạn nội tiết bị khô, viêm âm đạo. Chế phẩm này hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy, đau rát, cân bằng độ pH, tăng tiết dịch âm đạo tự nhiên, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và tái phát.

Thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể

Như tôi đã nói ở trên, các phương pháp được chị em ứng dụng nhiều hiện nay như sử dụng liệu pháp thay thế có nhiều bất cập. Người dùng có khả năng đối mặt với tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, rong huyết, tăng cân… Đặc biệt, đây là những phương pháp không thể sử dụng lâu dài (trên 6 tháng), bởi khả năng phát sinh u nhọt, bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Một yếu tố quan trọng, các loại thuốc bổ sung estrogen ở dạng hormone thay thế, bản chất nhân tạo nên không có giá trị lâu dài.

ĐỌC THÊM NGAY: Lợi ích trong bài thuốc Y học cổ truyền của bác sĩ Đỗ Thanh Hà với phụ nữ mãn kinh

Nguyên tắc điều trị rối loạn mãn kinh bằng Y học cổ truyền
Nguyên tắc điều trị rối loạn mãn kinh bằng Y học cổ truyền

Ở bài thuốc Y học cổ truyền mà tôi áp dụng, có một điểm mạnh là thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể, dựa trên thành phần 100% thảo dược tự nhiên, với các vị có tính kháng sinh thực vật và giá trị dược tính cao, được kết hợp theo tỷ lệ vàng giúp cơ thể sản sinh nội tiết tự nhiên, vừa an toàn lại vừa lâu dài.

Thảo dược chuẩn sạch, chuẩn thiên nhiên

Trong quá trình điều trị, tôi luôn đặt sự an toàn của người bệnh lên đầu. Vì thế, các bài thuốc cần đạt chuẩn chất lượng về thành phần dược liệu. Các vị dược liệu do chính tôi nghiên cứu, tuyển chọn nguồn gốc xuất xứ tại vùng thảo dược Tây Bắc, nuôi trồng trong vườn dược chuyên canh theo quy trình chuẩn GACP – WHO.

Dược liệu đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về chất lượng
Dược liệu đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về chất lượng

Thành phần thuốc đảm bảo loại bỏ độc tính tự nhiên, không chứa hoá chất, đều là các vị có tính kháng sinh thực vật tự nhiên và giá trị dược tính cao như thục địa, hoài sơn, câu kỷ tử, trạch tả, đan bì,... Qua đó, bài thuốc đảm bảo an toàn sức khỏe cho chị em và không gây tác dụng phụ.

Phác đồ cá nhân hoá, hiệu quả qua từng giai đoạn

Bài thuốc được ứng dụng theo phác đồ điều trị tập trung tính cá nhân hoá. Tôi sẽ linh hoạt vào thể bệnh, mức độ triệu chứng, cơ địa để tinh chỉnh lượng thuốc, chế độ chăm sóc cơ thể sao cho phù hợp từng người bệnh.

  • Thể can thận âm hư, tôi sẽ dùng bài “Lục vị” gồm thục địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, đan bì, bạch linh nhằm bồi bổ can thận, điều hoà khí huyết.
  • Thể thận âm hư, bài thuốc bổ sung các vị bổ thận âm như thục địa, câu kỷ tử, mạch môn,…
  • Thể thận dương hư, một số vị thuốc cần có nhằm bổ thận dương như đỗ trọng, tục đoạn, thỏ ty tử.
  • Thể thận âm dương hư, bài thuốc cần có các vị bổ thận, cân bằng âm dương như thục địa, tục đoạn, đỗ trọng, mạch môn, câu kỷ tử, nhục dung.

Tuỳ vào khả năng thích ứng thuốc mà liệu trình sẽ có thời gian khác nhau: 2-4 tháng hoặc kéo dài hơn với trường hợp mãn kinh có các triệu chứng tổn thương can thận, thiếu hụt nội tiết nghiêm trọng. Hiệu quả bài thuốc sẽ được người dùng cảm nhận rõ qua từng giai đoạn cụ thể.

TÌM HIỂU THÊM: Thực hư hiệu quả bài thuốc chữa rối loạn nội tiết tố của bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Các giai đoạn ổn định nội tiết tố nữ khi sử dụng bài thuốc
Các giai đoạn ổn định nội tiết tố nữ khi sử dụng bài thuốc

Theo thống kê, đến nay, bài thuốc của tôi đã giúp 9.286 chị em phục hồi cơ thể và đẩy lùi các triệu chứng do rối loạn nội tiết gây ra ở các giai đoạn, đặc biệt là thời kỳ mãn kinh. Đây là kết quả đáng mừng và cũng là động lực để tôi tiếp tục nghiên cứu, phát triển và giúp thêm thêm nhiều phụ nữ “hồi xuân” cơ thể, ổn định sức khoẻ lâu bền.

VIDEO: Bệnh nhân rối loạn nội tiết nói gì sau một liệu trình sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền?

Phòng ngừa rối loạn sau mãn kinh thế nào?

Để kiểm soát sức khỏe cơ thể cũng như giảm nguy cơ gặp các rối loạn trong và sau thời kỳ mãn kinh, chị em cần lưu ý và thực hiện các điều sau:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống đủ chất, đúng giờ, bổ sung nhiều rau quả, đặc biệt các sản phẩm từ đậu nành, cỏ linh lăng, vitamin E, thiên ma vì có chứa estrogen tự nhiên, thức ăn chứa nhiều canxi, axit béo,…
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, các hoạt động giải trí giúp thư giãn tinh thần, tăng cường tuần hoàn máu và sự dẻo dai của xương khớp, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia,…
  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, đúng giờ
  • Tránh lo âu, căng thẳng, thức khuya

Hy vọng những thông tin tôi chia sẻ giúp ích cho chị em trong quá trình tìm hiểu về giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ. Mong rằng chị em sẽ có góc nhìn tích cực hơn, cải thiện sức khỏe tốt và tìm kiếm giải pháp phù hợp để loại bỏ những vấn đề gặp phải ở thời kỳ này.

Chị em cần tư vấn thêm về những vấn đề trong giai đoạn tiền mãn kinh hay hướng điều trị rối loạn nội tiết hiệu quả, vui lòng liên hệ với tôi qua thông tin sau:

Phòng khám Đông y Việt Nam

THÔNG TIN THAM KHẢO:

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 30/08/2021 - Cập nhật lúc: 3:56 PM , 30/08/2021

ĐóngBộ liệu trình Diệp Phụ Khang đặc trị bệnh phụ khoa tại lễ ra mắt sản phẩm

Diệp Phụ Khang Xử Lý Viêm Phụ Khoa Từ Gốc - 10.000+ Chị Em Áp Dụng Thành Công

Xem ngay

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0989 913 935

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?