Tiền mãn kinh: Tất tần tật vấn đề và cách cải thiện hiệu quả nhất

“Tiền mãn kinh”, giai đoạn mà chỉ cần nghe thấy thôi đã khiến không ít phụ nữ cảm thấy “thấp thỏm” lo lắng. Tuy nhiên, đó là một vấn đề tất yếu, không thể tránh trong vòng đời của một người phụ nữ. Nếu hiểu rõ, biết trân trọng, yêu quý, giữ gìn sức khỏe đúng cách thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy cảm nhận được những khoảnh khắc, giai đoạn nào cũng là đáng quý, kể cả là giai đoạn tiền mãn kinh. Cùng tháo gỡ những lo lắng khi bước vào giai đoạn này cùng tôi qua những thông tin dưới đây nhé!

Thời gian gần đây, thời tiết mùa hè khiến bất cứ ai cũng cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt, ở những người phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể, sức khỏe của họ lại càng trở nên “khó chiều” hơn. Vì vậy, trang cá nhân của tôi – Thạc sĩ Bác sĩ Đỗ Thanh Hà thời gian này cũng liên tục nhận được những câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều chị em về cách cải thiện những vấn đề của giai đoạn tiền mãn kinh. Nhận thấy còn rất nhiều điều chị em chưa rõ về giai đoạn này, cũng như chưa biết cách cải thiện, củng cố sức khỏe của bản thân để có thể thích nghi tốt hơn, tôi đã dựa vào đó và soạn ra một số thông tin gửi đến chị em.

Tiền mãn kinh là gì?

Giai đoạn tiền mãn kinh chính là giai đoạn trước khi phụ nữ chúng ta bước vào độ tuổi mãn kinh từ 3-5 năm. Thông thường, độ tuổi trung bình mà chị em có thể bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là từ 45 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại, do một số vấn đề như môi trường sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện, thói quen sử dụng thuốc,… mà giai đoạn tiền mãn kinh ngày càng “trẻ hóa”, rất nhiều người bước vào giai đoạn này khi chỉ mới sang ngưỡng 40. Đây còn được gọi là hiện tượng “tiền mãn kinh sớm”.

Giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra như một hiện tượng sinh lý không thể tránh được khi chúng ta bước sang tuổi trung niên. Hiểu một cách nôm na, tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi người phụ nữ hết kinh, bắt đầu ngừng các hoạt động sinh nở. Còn về cụ thể, tiền mãn kinh chính là khi hoạt động của hệ trục vàng gồm có não bộ, tuyến yên và buồng trứng suy giảm, không còn sản sinh đủ bộ ba nội tiết tố nữ là: Estrogen, Progesterone, Testosterone để đáp ứng mọi hoạt động của cơ thể. 

Giai đoạn tiền mãn kinh khiến chị em khó chịu, mệt mỏi

Cho đến khi buồng trứng không còn sản sinh đủ Estrogen, kinh nguyệt dừng hẳn, chị em sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh.

Vậy tại sao rất nhiều người lại có câu ví: “Khủng hoảng tiền mãn kinh”? Đó là vì khi bước vào giai đoạn này, chị em sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, có thể xảy ra cùng 1 lúc.

Những triệu chứng tiền mãn kinh mà chị em thường gặp

Có rất nhiều chị em nhắn tin thắc mắc với tôi rằng: “Thưa bác sĩ Hà, em bị như thế này, như thế kia thì liệu có phải là tiền mãn kinh không, hay do em bị mắc bệnh Phụ khoa nào khác?”. Thực tế, tiền mãn kinh đem đến cho chúng ta rất nhiều triệu chứng phiền toái. Bên cạnh việc xác định giai đoạn này dựa vào độ tuổi, chị em có thể nhận định nó qua một số triệu chứng sau đây:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Vì đây là thời kỳ mà hệ thống nội tiết tố trong cơ thể đang có nhiều bất ổn, buồng trứng hoạt động kém dần nên việc kinh nguyệt không đều trong giai đoạn này là rất phổ biến và hết sức bình thường. Khi phải đối mặt với những tình trạng như: Rong kinh, kinh không đều theo chu kỳ, kinh vón cục, đau bụng kinh, tức ngực, đau lưng,… chị em không nên quá lo lắng. Nếu như những tình trạng này diễn ra thường xuyên và trở nên ngày càng khó chịu, bạn có thể đi khám để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ.
  • Khó thụ thai: Như tôi đã chia sẻ, giai đoạn tiền mãn kinh là khi buồng trứng hoạt động kém, quá trình phóng thích trứng dần suy giảm và biến mất. Bởi vậy, việc thụ thai trong giai đoạn này là rất khó khăn. Chị em hãy suy nghĩ và cân nhắc việc mang thai từ độ tuổi trước 35 để thuận lợi nhất.
  • Bốc hỏa: Đây là tình trạng khiến các chị em theo dõi trang cá nhân Thạc sĩ Bác sĩ Đỗ Thanh Hà than phiền nhiều nhất. Do sự rối loạn của hệ nội tiết, tình trạng bốc hỏa diễn ra ở hầu hết những chị em đang ở độ tuổi tiền mãn kinh. Cảm giác này có thể lan từ ngực, vai, cổ và lên tới mặt, khiến chị em đổ mồ hôi nhiều và cực kỳ khó chịu. Đây là cảm giác sẽ thường xuyên “ghé thăm” bạn hàng ngày, mỗi ngày có thể bốc hỏa tới vài lần.
  • Cảm xúc tiêu cực: Vì khó chịu, bốc hỏa nên chị em thường rất dễ mệt mỏi, cáu gắt, bực bội,… Lúc này, những người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình rất nên thông cảm và giúp họ cải thiện cảm xúc tốt hơn.
  • Tăng cân: Vì nội tiết tố nữ suy giảm khiến cho quá trình chuyển hóa insulin cũng không được tốt. Bởi vậy, chị em rất dễ bị tăng cân, thừa cân trong giai đoạn này.
  • Đau nhức xương, tức ngực: Đây cũng là một triệu chứng rất thường gặp ở chị em độ tuổi tiền mãn kinh. Đặc biệt, với thói quen ngồi nhiều hoặc vận động quá sức, lười tập luyện ở nhiều phụ nữ hiện nay thì tình trạng này càng phổ biến hơn.
  • Tim đập nhanh, tăng nguy cơ bệnh tim: Sự sụt giảm nội tiết tố khiến cho mức cholesterol trong máu tăng cao, đặc biệt là cholesterol xấu. Bởi vậy ở giai đoạn này, tôi luôn nhắc nhở chị em phải giữ gìn sức khỏe cẩn thận để tránh bệnh tim mạch, đặc biệt tránh hồi hộp, lo âu, khiến tim đập nhanh.
  • Khô âm đạo: Đây là tình trạng khiến nhiều người lầm tưởng và lo lắng nhất vì họ cho rằng nó là biểu hiện của bệnh Phụ khoa, gây đau rát. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những triệu chứng thường xảy ra khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nên chị em không nên quá lo lắng.
  • Mật độ xương giảm: Mức độ estrogen sụt giảm trầm trọng khiến mức độ canxi trong cơ thể bị hao hụt và dẫn đến nhiều vấn đề như loãng xương, thoái hóa khớp,… Vì vậy, đối với phụ nữ giai đoạn này, tôi thường khuyên họ sử dụng thêm vitamin D và các thực phẩm tốt cho xương, cung cấp canxi và tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng. 
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Rất nhiều chị em nói với tôi tình trạng mất ngủ ở giai đoạn này khiến cho họ cảm thấy thật sự mệt mỏi và đuối sức. Tôi cũng đã mách nhỏ với rất nhiều bạn cách cải thiện, đó là cố gắng đi ngủ trước 23h và ngủ trưa khoảng 30 phút hoặc có thể không ngủ trưa, loại bỏ các thiết bị điện tử trước khoảng 1 đến 2 tiếng giúp chị em dễ đi vào giấc ngủ và ngủ được sâu hơn.
  • Trí nhớ kém: Việc thường xuyên bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt thực sự ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Nhiều bạn hay quên, thậm chí vừa làm xong một việc nào đó cũng sẽ quên ngay. Đó là điều hết sức bình thường và sẽ cải thiện sau khi bạn bước sang giai đoạn mãn kinh. 
Các triệu chứng diễn ra ở độ tuổi tiền mãn kinh do thiếu hụt Estrogen

Bản thân là một người phụ nữ đã trải qua giai đoạn này, cũng là một bác sĩ, tôi rất hiểu cảm giác khó chịu của chị em khi phải đồng thời chịu đựng hết thảy những triệu chứng này của tuổi tiền mãn kinh. Bởi vậy, nhiều người mới ví đây như một giai đoạn khủng hoảng. Nhưng, như những gì tôi thường nói với người bệnh của mình: “Nên lắng nghe cơ thể thường xuyên để sớm có giải pháp khắc phục kịp thời với những biểu hiện bất thường, thay vì chỉ căn cứ vào độ tuổi.”

TRAO ĐỔI TRỰC TIẾP VỚI TÔI VỀ TÌNH TRẠNG TIỀN MÃN KINH CỦA BẠN, CLICK TẠI ĐÂY!

Bật mí giải pháp cải thiện “khủng hoảng” tiền mãn kinh

Như vậy, chị em đã phần nào hình dung rõ hơn về tiền mãn kinh, về những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này. Vậy còn việc đối phó, cải thiện những “khủng hoảng” ở độ tuổi tiền mãn kinh ra sao, tôi sẽ nêu ra một ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu hơn.

Ở tuổi 43, bạn Hoài Thanh (Ba Đình, Hà Nội) – một bệnh nhân của tôi thường xuyên có những dấu hiệu về sức khỏe như đau đầu, đau mỏi vai, thắt lưng. Có một thời gian chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, không còn đều, có tháng còn mất kinh, người mệt mỏi vô cùng. Nhiều người đoán có thể do thời tiết nắng nóng, khó chịu khiến cơ thể bạn phản ứng như vậy. Nhưng dần dần, Thanh còn thấy những biểu hiện khác như cơ thể thường xuyên nóng, đổ mồ hôi, đêm trằn trọc, khó ngủ, tinh thần uể oải. Một lần tham khảo thông tin trên mạng, Thanh còn bị dọa với những triệu chứng của u xơ tử cung nên phải lập tức đi khám. Lúc đó, bạn mới biết mình gặp phải những biểu hiện của tuổi tiền mãn kinh.

Được khuyên về sử dụng một số thực phẩm chức năng, thuốc nội tiết, Thanh cũng loay hoay tìm mua những loại thuốc tốt nhất để sử dụng. Thế nhưng, sau một thời gian, không thấy cơ thể tốt lên được nhiều, Thanh đã tìm hiểu trên mạng và biết đến trang Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thanh Hà của tôi. Bạn có nhắn tin, hỏi tôi về việc dùng thuốc. Sau khi nhận thấy nhiều vấn đề, tôi đã hỏi Thanh nghĩ sao nếu sử dụng thảo dược, Y học cổ truyền để cải thiện tốt hơn. Thanh đã đồng ý sau khi nghe những chia sẻ từ tôi.

Vậy là quá trình cải thiện chứng khó chịu tiền mãn kinh của Thanh đã bắt đầu như vậy. Sau khi hẹn Thanh một buổi khám tại Phòng khám Đông y Việt Nam, tôi đã nắm bắt được về tình trạng sức khỏe và cơ địa của bạn. Để khắc phục, giúp bạn ổn định sức khỏe, kinh nguyệt tốt hơn, tôi đã sử dụng bài thuốc cân bằng rối loạn nội tiết, hỗ trợ trục bỏ nguyên nhân do Thận khí suy thoái, Xung Nhâm hư tổn, tinh huyết bất túc dẫn đến công năng của tạng phủ không được bình ổn.

Bài thuốc của tôi được thực hiện, đem lại tác dụng cho bạn Thanh dựa vào những yếu tố:

Thứ nhất, dược liệu an toàn: Là một bác sĩ YHCT, tội thực sự rất quan tâm tới vấn đề dược liệu và luôn thấy trăn trở làm sao để có được những dược liệu tốt nhất, sử dụng trong những bài thuốc của mình và hỗ trợ tốt cho sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, tôi đã tìm hiểu, hợp tác và lựa chọn những vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO để thu về những thảo dược đạt chất lượng tốt nhất, nhằm đảm bảo yêu cầu về tính an toàn cũng như chất lượng, tác dụng thuốc. 

>>> XEM THÊM: Phương pháp sử dụng thảo dược loại bỏ các triệu chứng khó chịu của rối loạn nội tiết có gì đặc biệt?

Dược liệu được kiểm nghiệm chất lượng, an toàn cho sức khỏe người dùng

Thứ hai, tác động vào nguyên nhân, đem lại mức độ cải thiện tối ưu: Sử dụng thuốc để khắc phục những triệu chứng tiền mãn kinh như của bạn Thanh, tôi đã cân nhắc và tính toán rất kỹ về thành phần dược liệu. Thuốc cần phải tác động vào thận, khí huyết, Tư âm bổ Thận, bình Can tiềm Dương, vậy mới giúp bình ổn chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện chức năng thận, dưỡng huyết, giúp cơ thể vận hành tốt. Một số vị thuốc “đắc lực” như Bạch thược, Mạch đông, Đan sâm, Đương quy, Hương phụ,… rất cần thiết cho công đoạn này.

Tác động vào từng thể bệnh để cải thiện vấn đề nội tiết ở giai đoạn tiền mãn kinh

Thứ ba, ưu tiên tác động kích thích cơ thể tự phục hồi: Tôi luôn đánh giá rất cao quá trình tự phục hồi cũng như tự ổn định của cơ thể. Đặc biệt, với những triệu chứng xuất phát từ sự bất ổn bên trong như tiền mãn kinh, việc kích thích cơ thể tự phục hồi là rất phù hợp. Sử dụng những vị thuốc có khả năng cân bằng, hỗ trợ quá trình sản sinh nội tiết tố, hệ thống nội tiết, tôi cho rằng điều này thực sự có ý nghĩa với cơ thể của mỗi người phụ nữ, giúp chúng ta cải thiện cơ thể một cách lành mạnh và đi qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất.

Những vị thuốc được sử dụng mang lại tác động tốt cho sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Những vị thuốc được sử dụng mang lại tác động tốt cho sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh

Thứ tư, cần linh hoạt và riêng biệt: Việc sử dụng bất cứ một phương thuốc, một giải pháp nào đó tác động vào khí huyết và nội tiết đều cần phải dựa trên tình trạng cơ thể, cơ địa cụ thể của mỗi người. Với trường hợp của bạn Thanh, tôi cũng đã tiến hành thăm khám, bắt mạch, nắm rõ sức khỏe và mức độ rối loạn của bạn, từ đó thuận tiện xây dựng một phác đồ phù hợp cả về chế độ ăn uống hay nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc của tôi cũng sẽ linh hoạt và có thể cân nhắc kết hợp cùng những loại thuốc, thực phẩm chức năng của bệnh nhân để tăng thêm tác dụng.

Thăm khám cho từng bệnh nhân trước khi lên phác đồ cụ thể

Cùng bài thuốc của mình, tôi đã cùng đồng hành, hỗ trợ bạn Thanh trong suốt quá trình cải thiện các vấn đề trong độ tuổi tiền mãn kinh. Sau 3 tháng, sức khỏe và cả chu kỳ kinh nguyệt của Thanh đã ổn định hơn nhiều. Thanh nói với tôi bình thường cũng ít khi đi khám lắm, vì nghĩ sức khỏe của mình tốt. Tuy nhiên, do những triệu chứng khó chịu cùng tâm trạng lo lắng, bất ổn nên bạn mới gấp rút đi khám và tìm cách khắc phục. 

Với tâm thế ban đầu là bán tín bán nghi, tuy nhiên, qua quá trình hỗ trợ điều trị, tôi cũng đã giúp đỡ và chứng minh cho bạn Thanh cùng nhiều người thấy rằng Y học cổ truyền là giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề rối loạn nội tiết, mất cân bằng khí huyết trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Ngoài việc sử dụng bài thuốc của tôi, Thanh cũng như nhiều bệnh nhân khác được dặn dò và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp để sức khỏe tiến triển tốt. Tôi thường khuyên bệnh nhân của mình ăn uống đủ chất, đủ bữa, đặc biệt bổ sung chất đạm, thực phẩm giàu protein để duy trì khối cơ, Axit béo omega-3 để giảm viêm nhiễm và cải thiện tâm trạng, chất xơ để đề phòng tăng cân, bệnh tim mạch, những thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp hỗ trợ xương khớp,…

>>> XEM THÊM: Cải thiện rối loạn nội tiết tố với Y học cổ truyền có tốt không? Đem lại những lợi ích gì?

Bạn Hoài Thanh giờ đã có thể thoải mái hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh
Bạn Hoài Thanh giờ đã có thể thoải mái hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh

Ngoài ra, trong phác đồ cải thiện chứng tiền mãn kinh của tôi cũng lưu ý chị em một số điều cần thiết. Trong đó, quan trọng nhất là tập luyện thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe, vận động nhẹ, yoga,…), hạn chế sử dụng chất kích thích, chất béo và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày.

VIDEO: Rối loạn nội tiết, bệnh nhân đã cải thiện được vấn đề của mình sau khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền

Và nếu bạn còn quan ngại hay chưa hiểu rõ về tác dụng của thảo dược, Y học cổ truyền với sức khỏe của phái nữ chúng ta, có thể theo dõi thêm những chia sẻ của tôi tại chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên VTV2, số đặc biệt.

VIDEO: Chia sẻ về tác dụng cùng những lợi ích của thảo dược, YHCT lên cơ thể, sức khỏe phái nữ

Cho tới hiện tại, tôi thực sự cảm thấy rất hạnh phúc vì đã sử dụng thảo dược để giúp cho hơn 8.368 phụ nữ vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn. Đó chính là động lực giúp tôi luôn cố gắng làm việc, là minh chứng cho việc tôi có thể đồng hành và thấu hiểu chị em. 

Nếu như bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng tiền mãn kinh, hãy cùng nhấc máy và tìm đến tôi để nhận sự hỗ trợ qua thông tin dưới đây nhé!

*** Lưu ý: Kết quả có thể đa dạng tùy theo thể trạng và cơ chế tập luyện của mỗi người.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y VIỆT NAM

>>> THÔNG TIN THAM KHẢO: 

5/5 - (1 bình chọn)

Ngày đăng: 28/08/2021 - Cập nhật lúc: 5:15 PM , 28/08/2021

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0983684155

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?