Đề tài nghiên cứu “Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc Y học cổ truyền”

Đề tài nghiên cứu “Điều trị viêm âm đạo bằng Y học cổ truyền” do bác sĩ Hà cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu được giới chuyên gia đánh giá cao và hiện đang áp dụng trong điều trị và bào chế thuốc.

>>Xem thêm: Chồng xa lánh, quan hệ ngoài luồng vì vợ viêm âm đạo

Ở Việt Nam, tỷ lệ viêm âm đạo lên tới 60-80% ở cộng đồng và tới 80-90% ở những phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện.Trong đó nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm chiếm 40-50% tổng số bệnh nhân mắc viêm nhiễm phụ khoa. Do đặc điểm bệnh dễ tái phát và gây kháng thuốc cao nên hiệu quả điều trị bằng các thuốc kháng sinh của Y học hiện đại gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó, Y học cổ truyền lại cho thấy ưu điểm vượt trội trong điều trị nấm âm đạo, với nhiều phương thuốc hay, giá thành phù hợp, không độc hại, dễ sử dụng, hiệu quả điều trị tốt.

Viêm âm đạo do nấm. Ảnh minh họa
Viêm âm đạo do nấm. Ảnh minh họa

Với mong muốn đem lại phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh và phát huy được tối đa những ưu điểm của Y học cổ truyền, bác sĩ Hà và các cộng sự đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Điều trị viêm âm đạo bằng Y học cổ truyền”.

Nội dung đề tài nghiên cứu “Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc Y học cổ truyền”          

Nhằm khẳng định hiệu quả của thuốc Đông y cùng các phương pháp trị liệu Y học cổ truyền cho hiệu quả điều trị tốt với nấm âm đạo, bác sĩ Hà đã cùng với đội ngũ y bác sĩ khoa Phụ – bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tiến hành sưu tầm các bài thuốc quý trong điều trị bệnh ở nhiều vùng miền trên cả nước. Từ đó, chúng tôi nghiên cứu cụ thể ưu nhược điểm của từng loại dược liệu, gia giảm để cho ra đời bài thuốc hiệu quả nhất, phù hợp với cơ địa hầu hết người bệnh.

Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều trị lâm sàng trên quy mô 151 bệnh nhân điều trị nấm âm đạo kèm viêm nhiễm khác tại bệnh viện Y học cổ truyền TW.

>>Tìm hiểu thêm: Viêm âm đạo – nỗi đeo bám dai dẳng của riêng phụ nữ

Thận hư là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo
Thận hư là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo

Đối tượng bệnh nhân tiến hành điều trị đáp ứng đủ các tiêu chuẩn từ 18-49 tuổi, đã có quan hệ tình dục, khám và xét nghiệm cho kết quả bị viêm âm đạo do nấm không kèm theo các bệnh phụ khoa khác, không có thai, không mắc các chứng bệnh lý toàn thân hoặc suy yếu về tinh thần.

Bệnh nhân được điều trị lâm sàng và đánh giá kết quả dựa trên các chỉ số xét nghiệm bệnh phẩm trước, trong và sau điều trị.

Hiệu quả điều trị tốt khi điều trị viêm âm đạo bằng Y học cổ truyền

Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân viêm âm đạo do vi khuẩn, nấm ở thể Thấp nhiệt chiếm tỷ lệ cao nhất (49,7%). Nguyên nhân có thể là do lao động quá sức, ăn uống nghỉ ngơi không điều độ kéo dài dẫn đến cơ thể suy nhược, chính khí suy yếu khiến thấp tà xâm nhập, ứ đọng lâu ngày hoá nhiệt, hoặc uất kết ở mạch đới, hoặc lấn tỳ khí rót xuống kết tụ ở xung nhâm gây nên.

Tiếp theo là thể Tỳ hư chiếm 32,3%. Do bản chất tỳ khí hư nhược, hoặc do lao lực quá độ, hoặc do ưu tư suy nghĩ nhiều gây tổn thương tỳ vị, tỳ hư công năng vận hoá mất điều đạt, chất tinh vi của thức ăn không đưa lên để sinh huyết, ngược lại hoá thành thấp hạ chú xuống hạ tiêu, rót vào mạch đới mất ước thúc mà thành bệnh.

Thể Thận hư gặp ở 13,6% trường hợp. Theo YHCT, mạch xung-nhâm có quan hệ mật thiết với tạng thận. Thận hư nguyên nhân phần nhiều do thận tinh tiên thiên bất túc, dương khí hao tổn, sinh nở nhiều, hoặc do bệnh lâu ngày tổn thương tới thận, thận dương hư, mệnh môn hoả suy, mạch đới không ước thúc được, mạch nhâm mất cố mà thành. Cũng có thể do thận khí bất cố, mất chức năng tàng tinh, tinh dịch hoạt thoát mà dẫn tới bệnh đới hạ.

hội chứng thận hư bạn biết được gì

Thể Đàm thấp, gặp 4,4% trường hợp. Phần lớn thể này gặp ở những bệnh nhân có thể trạng béo, đàm trệ, nguyên nhân do tỳ hư thấp trệ lâu ngày thành đàm, đàm và thấp chảy vào trong âm đạo thành đới hạ.

Thể Can uất chiếm tỷ lệ thấp nhất trong kết quả nghiên cứu (2,1%). Nguyên nhân cụ thể những người này phải chịu căng thẳng thần kinh-cảm xúc kéo dài dẫn đến “Can uất”. Theo lý luận của YHCT, tạng Can chủ sơ tiết, có tính điều đạt. Nếu “Can uất” lâu hoá nhiệt, can mộc khắc tỳ thổ, hậu quả là tỳ mất kiện vận, hình thành thấp nhiệt, tích tụ ở mạch đới mà thành chứng đới hạ.

Kết quả khỏi bệnh sau đợt điều trị là 74,5%; 17,7% trường hợp đạt kết quả khá và 7,8% trường hợp không khỏi bệnh. Thuốc Đông y cho tác dụng tốt với các tác nhân gây bệnh là cầu khuẩn Gram dương, trực khuẩn Gram âm và vi nấm âm đạo. Phương thức điều trị đạt hiệu quả điều trị tốt nhất với các thể Tỳ hư (97% khỏi bệnh sau 1 đợt điều trị), thể Thấp nhiệt (78% trường hợp khỏi bệnh sau đợt điều trị đầu và 14% trường hợp điều nhắc lại đợt 2). Với các thể Đàm thấp và thể Thận hư, thuốc cho tác dụng tốt song vẫn chưa giải quyết triệt để hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh.

>>Thông tin bổ sung: Bệnh viêm âm đạo và những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 15/08/2017 - Cập nhật lúc: 3:52 PM , 04/09/2019

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0989913935

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?