Đông y và Tây y: Bầu ơi thương lấy bí cùng

Mục đích lớn nhất của cả Đông y và Tây y đều là chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật cho con người. Tuy nhiên, do những khác biệt về hệ thống lý luận, phương thức khám và điều trị khiến nhiều bác sĩ, người bệnh có thái độ bài xích, thiếu tin tưởng với phương pháp còn lại. Với cương vị một thầy thuốc, tôi luôn tôn trọng và muốn kết hợp cả hai phương pháp để người bệnh được điều trị tốt hơn.

Xem thêm: Người Việt đã thực sự hiểu về Đông y?

Đông y và Tây y: Khác phương pháp nhưng cùng chung mục đích

Để nói về sự khác biệt của Đông y và Tây y, một người thầy của bác sĩ Hà từng chia sẻ: “Đông y chỉ thấy rừng mà không thấy cây, còn Tây y chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Điều này quả chính xác.

Đông y coi trọng tiếp cận con người về mặt tổng thể, không chỉ điều trị căn nguyên bệnh mà còn nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cơ thể, từ đó đem lại hiệu quả bền lâu. Ngược lại, Tây y nhằm vào bộ phận để điều trị với mục đích chấm dứt bệnh một cách nhanh chóng nhất.

Điều trị bệnh bằng Đông y vẫn chưa được tin tưởng hoàn toàn
Điều trị bệnh bằng Đông y vẫn chưa được tin tưởng hoàn toàn

Để chẩn đoán tình trạng bệnh, Đông y vận dụng các phương pháp ngoại quan như: 

Vọng chẩn: Chẩn đoán tình trạng bệnh qua hoàn cảnh sống và dấu hiệu phản ánh ra bên ngoài cơ thể.

Văn chẩn: Nhận biết tình trạng qua âm thanh từ cơ thể và những tâm sự của bệnh nhân.

Vấn chẩn: Đưa ra câu hỏi đối với bênh nhân và người nhà về nếp sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách ăn uống, tâm sinh lý….của bệnh nhân.

Thiết chẩn: Dùng tay sờ nắn các bộ phận trên cơ thể và bắt mạch để chẩn đoán tình trạng bệnh nhân.

Cách chẩn đoán này của Đông y phụ thuộc rất lớn vào trình độ và kinh nghiệm của thầy thuốc để đem đến kết quả.

Khác với Đông y, Tây y sử dụng các phương pháp xét nghiệm, nội soi, siêu âm, chiếu chụp để chẩn đoán bệnh. 

Cũng vì Đông y chữa bệnh dựa trên lý luận và kinh  nghiệm ngàn đời, chủ yếu được kiểm chứng bằng hiệu quả được lưu truyền, nhiều điều khoa học chưa kiểm chứng được nên nhiều bác sĩ Tây y có tư tưởng bài xích Đông y, cho rằng hiệu quả điều trị Đông y không có và nếu áp dụng chỉ tốn thời gian và công sức mà thôi. Nhiều bệnh nhân của bác sĩ Hà chia sẻ rằng họ được các bác sĩ Tây y khuyên thậm chí là nói thẳng thừng “không được” sử dụng Đông y với bệnh đang điều trị.

Tính đến năm 2018, cả nước ta có 63 bệnh viện Y học cổ truyền, 92% các bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền, 85% trạm y tế tổ chức khám chữa bệnh Y học cổ truyền. Tuy nhiên, nếu tính theo tổng số lượt khám chữa bệnh chung của cả nước thì tỉ lệ khám bệnh bằng Đông y chỉ chiếm từ 4,1% – 28,5%.

Tôi nghĩ rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc tỉ lệ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền ít bởi vì chúng ta chưa thực sự hiểu được “cái hay và cái được” của Đông y.

Ưu điểm lớn của nền y học phương Đông là vận dụng triết học cổ phương đông vào trong chẩn trị. Các thầy thuốc luôn có cách nhìn người bệnh một cách toàn diện. Nhờ vậy mà có sự điều chỉnh, nâng cao đề kháng để khắc phục bệnh tật.

Ngoài ra, thuốc và các biện pháp không sử dụng thuốc như dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu, ẩm thực trị liệu… đều có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với cơ thể, ít độc và hạn chế tác dụng phụ.

Tuy nhiên, tôi không phủ nhận việc chẩn đoán bệnh bằng Đông y vẫn còn hạn chế, chưa được tiêu chuẩn hóa, phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm cá nhân của người thầy thuốc.

Bài viết hay: Góc nhìn của bác sĩ Hà về vấn nạn bạo hành bác sĩ hiện nay

Đông y và Tây y đều có những ưu và nhược điểm trong khám chữa bệnh
Đông y và Tây y đều có những ưu và nhược điểm trong khám chữa bệnh

Trong khi đó y học hiện đại có ưu điểm là ứng dụng thành quả công nghệ khoa học tiên tiến của nhân loại nên trang thiết bị trong chẩn đoán, điều trị hiện đại, can thiệp sâu, kịp thời, hiệu quả cao với tình trạng cấp cứu, cấp tính, ngoại khoa… thậm chí khi cần có thể thay thế bộ phận, cấy ghép.

Nhưng nhược điểm dễ nhận thấy của y học phương Tây mà cả tôi và các bạn đều thấy đó là dễ rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc, nhiều tác dụng phụ, gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

Dù đã có lịch sử lâu dài, Y học cổ truyền đã chăm sóc sức khỏe người dân hiệu quả ngàn đời nay nhưng khi xã hội phát triển, sự quan tâm vào các vấn đề khoa học hiện đại cũng theo đó tăng lên. Nền y học cổ truyền với đặc điểm khiêm nhường, trầm ổn cũng dần bị nhiều người quên lãng.

Tuy nhiên, không một ai có thể phủ nhận những hiệu quả trong điều trị trong Đông y và Tây y. Và theo tôi, dù nguyên lý và cách thức thực hiện thế nào, cả Đông và Tây y đều ra đời để phục vụ mục đích cao cả nhất: Chăm sóc và bảo vệ con người. 

Bởi vậy, thay vì bài xích, chê bai lẫn nhau, tại sao ta không kết hợp chúng cùng nhau để làm giảm nhược điểm và nâng cao hiệu quả trong điều trị?

Đông y và Tây: Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy tồn tại song song nhưng Đông y và Tây y nên kết hợp với nhau một cách linh hoạt trong khám chữa để khắc phục những yếu điểm và đẩy mạnh hơn nữa những ưu điểm của nhau trong điểm trong điều trị.

Cách đây hơn nửa thế kỉ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời căn dặn về định hướng phát triển ngành y tế Việt Nam: Hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng, kết hợp chặt chẽ giữa nền y học hiện đại và cổ truyền.

Chủ tịch nhấn mạnh, ông cha ta xưa kia có nhiều kinh nghiệm quý báu về chữa bệnh bằng thuốc ta không kém gì thuốc Tây. Mỗi bên đều có ưu điểm, hai ưu điểm kết hợp với nhau sẽ chữa bệnh cho nhân dân, đồng bào được tốt hơn.

Tôi may mắn là một bác sĩ được tiếp xúc với cả Tây y và Đông y. Trước đây học đại học tôi đã được đào tạo Tây y trong 4 năm. Bác sĩ Hà biết được rằng Tây y có điểm mạnh gì mà Đông y không có cũng như hạn chế mà Đông y có thể khắc phục được.

Cho nên, những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tôi cùng các đồng nghiệp của mình đều ghi nhớ và hiện đang áp dụng trong quá trình làm việc.

Tôi lấy ví dụ cụ thể về bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chúng tôi sẽ sử dụng thuốc Đông y để trị viêm cho người bệnh, sau đó kết hợp phương pháp điều trị Tây y là đốt phần lộ tuyến. Tuy hai cách thức kết hợp nghe có vẻ phức tạp nhưng nó lại mang hiệu quả rất tốt cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Về tôi Bác sĩ Đỗ Thanh Hà “Người trao hạnh phúc”

Viêm lộ tuyến cổ tử cung điều trị kết hợp Đông và Tây y cho hiệu quả rất tốt
Viêm lộ tuyến cổ tử cung điều trị kết hợp Đông và Tây y cho hiệu quả rất tốt

Hoặc với vấn đề giữ thai, chị em có thể dùng thuốc Đông y để an thai, giữ thai, cầm máu. Còn Tây y sử dụng các thuốc nội tiết giúp thai nhi khỏe mạnh và an toàn hơn.

Do đó, trong nhiều trường hợp, bệnh lý để đạt được mục tiêu điều trị hiệu quả, an toàn, hiệu quả và hiện đại chúng ta nên kết hợp hai nền y học này một cách chặt chẽ và toàn diện.

Theo tôi, sự kết hợp này chính là một bước nâng cao của sự kế thừa của hai nền y học. Khi kết hợp người bác sĩ sẽ phải chọn lọc, giữ lại những tinh hoa, loại bỏ hạn chế, phần độc hại, lạc hậu để xây dựng một nền y học vì con người và cho con người chứ không phải là lợi nhuận.

Cần linh động kết hợp Đông và Tây y trong khám chữa bệnh

Đông Tây y kết hợp trong điều trị hiện nay đã trở thành xu hướng tất yếu không chỉ có ở châu Á mà nó còn phổ biến hơn ở các nước Âu, Mỹ.

Tuy nhiên, không phải cứ tất yếu là ta sẽ áp dụng một cách đại trà mà nó phải có sự chọn lọc. Như tôi có nói ở phần trên, cái gì tốt chúng sẽ giữ và phát huy, còn những gì chưa tốt, nhược điểm phải loại bỏ để đưa ra phác đồ khám chữa bệnh hiệu quả nhất.

Chính vì vậy, các bác sĩ Tây và Đông y phải linh động trong sự kết hợp. Thông thường chúng ta sẽ tiến hành kết hợp việc điều trị Đông y và Tây y như sau:

  • Thực hiện khám, chẩn đoán chủ yếu bằng Y học cổ truyền nhưng sẽ kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng của y học hiện đại. Đây là cách mà phòng khám đang thực hiện để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
  • Áp dụng cách chẩn đoán của cả Đông Tây y, hình thức này sẽ tùy vào mức độ cũng như giai đoạn bệnh. Với phác đồ điều trị cá nhân hóa người bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mỗi bệnh nhân mà đưa ra phương pháp điều trị mình Đông, Tây y hoặc kết hợp cả hai.
  • Điều trị căn nguyên bệnh bằng y học hiện đại, kết hợp thuốc hoặc các biện pháp không dùng thuốc của Đông y như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…
  • Hoặc chúng ta điều trị căn nguyên gây bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nếu kèm theo bệnh lý cấp tính, diễn tiến phức tạp…
Điều trị bệnh bằng y học hiện đại kết hợp châm cứu
Điều trị bệnh bằng y học hiện đại kết hợp châm cứu

Kết luận lại rằng, mỗi một nền y học sẽ có những thế mạnh nhưng cũng có những hạn chế riêng trong khám chữa. Thiết nghĩ chúng ta cần tôn trọng và chấp nhận những điểm mạnh, hạn chế của nhau. Phát huy và kết hợp điểm mạnh một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, các trường y có chuyên ngành Y học cổ truyền nên có nội dung đào tạo phù hợp, cân bằng giữa nội dung Tây y và Đông y cho sinh viên. Đồng thời các cơ quan ban ngành liên quan (trạm y tế, bệnh viện, Sở Y tế, Bộ Y tế…) nên có chương trình giáo dục lại nhận thức của người dân về Đông y. Bởi đây là nền y học gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc ta, tạo nên nét đặc trưng của nền y học của một số nước phương Đông và nó không hề thua kém so với Tây y.

4.9/5 - (17 bình chọn)

Ngày đăng: 03/08/2019 - Cập nhật lúc: 9:42 AM , 09/10/2020

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0989913935

Bình luận (1)

  1. Ngan Vo says: Trả lời

    Cảm ơn bác sĩ. Bài viết rất hay và chi tiết. Cháu cũng đang dùng 2 loại kết hợp, lúc trước cũng hong mang. Mà giờ thấy bsi phân tích yên tâm hẳn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?