Là bác sĩ chân chính: Đừng “vẽ bệnh” để móc túi bệnh nhân!
Biến không bệnh thành có bệnh, bệnh nhẹ thành bệnh nặng, bệnh nặng thành bệnh hiểm nghèo là thủ đoạn của những phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” tại nước ta trong những năm gần đây. Cùng với đó, vấn đề đạo đức nghề y đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Nhiều bệnh nhân tìm đến khám chữa trong tình trạng “tiền mất tật mang” khiến bác sĩ Hà trăn trở từng ngày.
Tìm hiểu thêm: Góc nhìn của bác sĩ Hà về vấn nạn bạo hành bác sĩ hiện nay
Bác sĩ chân chính: Chữa bệnh bằng cái tâm chứ không chỉ vì tiền
Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, người thầy thuốc đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình một cách xuất sắc. Hàng trăm, hàng ngàn tấm gương sáng “người thầy thuốc như mẹ hiền” đã được nhân dân ta ca ngợi, tôn vinh vì đức hy sinh, dũng cảm trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đất nước đổi mới, mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động nhiều đến xã hội nói chung, trong đó có ngành y tế. Chính kinh tế thị trường đã tác động làm biến đổi quan hệ giữa lợi ích và đạo đức trong ngành y. Không ít thầy thuốc, đơn vị đã nguyên tắc hóa lợi ích vật chất trong hoạt động nghề nghiệp. Điều đó dẫn đến hệ quả là, nếu trước đây y đức được coi là gốc, là cơ sở cho các phẩm chất khác của người thầy thuốc, của đơn vị, thì nay lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của đơn vị lại được xem là ưu tiên trước hết.
Điều này dẫn tới những câu chuyện hết sức đau lòng. Để vơ vét tiền của từ bệnh nhân, nhiều thầy thuốc không ngại ngần “hô biến” bệnh nhẹ của họ thành bệnh nặng, nguy cơ ung thư và mất mạng. Chính bởi vậy, vì thiếu hiểu biết, bệnh nhân chẳng những “tiền mất tật mang” mà còn “khuynh gia bại sản” vì căn bệnh đơn giản mình mắc khỏi.
Tại phòng khám của bác sĩ Hà, nhiều bệnh nhân tìm đến trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu, không biết bấu víu niềm tin của mình nơi ai khi đã bị quá nhiều phòng khám, đặc biệt là phòng khám mang yếu tố Trung Quốc làm tiền, lừa phỉnh.
Anh Vũ Đông (26 tuổi, quê Quảng Nam) đến khám tại Phòng khám Đa khoa X để khám nam khoa. Bác sĩ tại đây chẩn đoán anh bị dài bao quy đầu và phải tiến hành tiểu phẫu. Tuy nhiên, khi tiến hành tiểu phẫu, các nhân viên y tế của phòng khám tiếp tục giục anh ký vào nhiều loại giấy tờ khác với những liệu trình điều trị để thu lợi hàng chục triệu đồng.
Hay như trường hợp của chị Anh Thư, bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khám tại phòng khám Đa khoa trên phố Thái Hà bị dọa dẫm rằng sắp ung thư, phải tiêm, truyền kháng sinh sau đó sục rửa, đốt lộ tuyến và nằm lại nếu không muốn vô sinh trong thời gian sắp tới. Sau màn “vẽ bệnh”, chị Thư hoảng hốt khi nhận bảng kê chi phí điều trị lên tới vài chục triệu đồng. Vì quá lo sợ, chị vội vã rời khỏi phòng khám và trở về nhà khám lại.
Được người quen giới thiệu, chị Thư tìm đến phòng khám của bác sĩ Hà. Qua khám lại, bác sĩ xác định chị bị viêm lộ tuyến độ 1 (mức độ nhẹ nhất) và kê cho các loại thuốc uống. Chỉ sau chưa đầy 3 tháng, các triệu chứng bệnh của chị đã hoàn toàn được đẩy lùi.
Bệnh nhân tôi chia sẻ ở trên là một người may mắn. May mắn vì chị có đủ tỉnh táo, sợ hãi và lo âu nên dừng việc khám chữa tại phòng khám có yếu tố Trung Quốc kể trên, may mắn vì chị đã được điều trị bệnh một cách nhanh chóng, đúng đắn và hiệu quả.
Sự suy đổi đạo đức ngành Y trong những câu chuyện tôi kể ở trên chỉ nằm ở bộ phận. Tuy nhiên, “con sâu làm rầu nồi canh”, những sự việc ấy khiến xã hội và bệnh nhân đang dần mất đi niềm tin, mất đi cái nhìn thiện cảm về “y đức”.
Và để nâng cao nhận thức, thay đổi cái nhìn của xã hội về vấn đề này, theo tôi mọi bác sĩ cần tự ý thức và xây dựng được cho mình một sứ mệnh riêng, sứ mệnh đặt sự “hy sinh” cho người bệnh trước vấn đề “mưu sinh” trong cuộc sống.
Chỉ cần mỗi bác sĩ, mỗi y tá, mỗi điểm chạm đến bệnh nhân đều thể hiện được sự tôn trọng, quan tâm và thấu hiểu thì tôi tin rằng, đạo đức và cái nhìn thiện cảm về nghê y sẽ được cải thiện sớm trong thời gian sắp tới.
Cần có chế tài đối nghiêm khắc với tình trạng đe dọa bệnh nhân khi khám
Tình trạng đe dọa bệnh nhân khi khám hay “vẽ bệnh” để trục lợi cho phòng khám đang diễn ra ngày càng phức tạp. Nếu không có hình thức xử phạt răn đe thì nó vẫn cứ tiếp diễn. Người bệnh vẫn phải đối mặt với vấn nạn này ở bất cứ đâu nếu như không cảnh giác.
Trên thực tế, trong thời gian qua các cấp, các ngành có liên quan đã đưa ra những chế tài cụ thể cho các đơn vị phòng khám có hành vi đe dọa bệnh nhân, vẽ bệnh moi tiền, hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép.
Chẳng hạn như năm 2017, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã xử phạt gần 150 triệu đồng đối với Phòng khám Đa khoa Thái Bình Dương. Trong đó có một bác sĩ người Trung Quốc đã bị phạt 35 triệu vì hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép.
Năm 2018, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt Phòng khám Hồng phong 71 triệu đồng với nhiều vi phạm như: Sửa chữa hồ sơ, làm sai lệch thông tin về khám chữa bệnh, chữa bệnh quá phạm vi chuyên môn, vi phạm về lập sổ khám bệnh…
Tuy nhiên, không phải vì bị tố cáo, bị phạt mà những phòng khám này đóng cửa hoàn toàn, không hề. Họ bị “nhờn luật” do chế tài xử phạt quá nhẹ nên hầu hết các phòng khám này vẫn “ngựa quen đường cũ” tiếp tục những chiêu trò đe dọa bệnh nhân, vẽ bệnh để trục lợi cá nhân dù người đến khám không hề mắc bệnh.
Thậm chí có những phòng khám sau khi bị phát hiện vi phạm, chị áp dụng chế tài nhưng đã đổi tên để tiếp tục hành nghề. Đơn cử là Phòng khám Khang Thái, được biết cái tên này đã được đổi tên từ Phòng khám Elizabeth (địa chỉ 47-49 Thành Thái, phường 14, quận 10) trước kia đã từng có rất nhiều tai tiếng.
Như vậy, có thể thấy rằng xử phạt hành chính thôi vẫn chưa đủ đối với hành động đáng lên án từ các phòng khám tư nhân có bác sĩ Trung Quốc gây ra trong thời gian qua. Pháp luật cần trừng trị nghiêm minh và cứng rắn đối với những trường hợp này.
Nếu chế tài không có tính răn đe, nhẹ nhàng thì nguy cơ người bệnh vẫn sẽ rơi vào “bẫy” của những phòng khám kém chất lượng, thiếu chuyên môn. Sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là những người không hiểu rõ ngành y.
Mong muốn của tôi sau bài viết này đó là tất cả mọi người hiểu hơn về vấn đề bác sĩ đe dọa bệnh nhân khi khám. Không phải tất cả cơ sở y tế đều như vậy, mà chỉ một số bộ phận.
Đồng thời bạn hãy tìm hiểu bệnh trước khi thăm khám cũng như nên tin tưởng các địa chỉ y tế uy tín. Đừng vì những lời quảng cáo bắt tai, hào nhoáng, cũng đừng để tâm lý sợ người khác biết bệnh của mình mà không dám đi bệnh viện.
Thông tin bổ sung: Người Việt đã thực sự hiểu về Đông y?
Ngày đăng: 14/09/2019 - Cập nhật lúc: 10:29 AM , 29/09/2020
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!