Loại bỏ gánh nặng tiền mãn kinh nhờ bài thuốc Y học cổ truyền

Thời kỳ mãn kinh là tiến trình tất yếu của tự nhiên, dù vậy, đây cũng được coi như ngưỡng cửa “giông bão” trong cuộc đời người phụ nữ. Giai đoạn này trải qua nhẹ nhàng, lạc quan hay bất ổn, sầu khổ đều phụ thuộc vào cách chị em chăm sóc cơ thể, sức khỏe của bản thân ra sao.Câu chuyện của người bệnh Trần Thị Tuyết có lẽ là bức tranh khắc họa rõ nét mọi cung bậc cảm xúc của phụ nữ trong hành trình hồi xuân ở cái tuổi phía bên kia sườn dốc.

Mất ngủ, bốc hỏa nhiều năm liền

Trần Thị Tuyết đến với Phòng khám Đông y Việt Nam chỉ vài ngày sau khi kỷ niệm sinh nhật tuổi 52 của cô. Nhìn gương mặt người phụ nữ thoáng nét lo âu, như vướng bận rất nhiều điều, khiến tôi chợt nhớ về hình ảnh của chính mình vài năm về trước. Chia sẻ với tôi, Tuyết cho biết mình đã bước vào giai đoạn mãn kinh, khi phát hiện bản thân mất kinh khoảng hơn một năm về trước. Cô đã trải qua thời kỳ lót đường 7-8 năm tiền mãn kinh nên chắc hẳn cũng chuẩn bị tinh thần cho ngày này. Nhưng vốn là người lo xa, lại hay suy nghĩ, Tuyết đã gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý và cả sức khoẻ.

Vào năm 43 tuổi, Tuyết thường xuyên rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ, nửa đêm giật mình tỉnh giấc, cả cơ mặt và cổ nóng bừng, nhiều hôm bức bối quá không chịu được phải táp nước vào người cho dịu đi. Trong vài tháng, Tuyết đi kiểm tra sức khoẻ và nhận kết quả cô đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Mặc dù đã áp dụng nhiều cách nhằm cải thiện giấc ngủ, Tuyết vẫn không cách nào tránh khỏi những cơn bốc hoả “đốc thúc” giữa đêm, nhớ có thời điểm chồng xa nhà, cô ngồi khóc như một đứa trẻ, phải dùng tới thuốc ngủ liều mạnh. Quá trình này kéo dài đứt quãng, cứ 1-2 năm Tuyết lại có đợt thiếu ngủ liên miên vài tháng, đến tận bây giờ.

Chị Tuyết phải đối mặt với tình trạng bốc hoả, rối loạn giấc ngủ nhiều năm (Ảnh minh hoạ)
Chị Tuyết phải đối mặt với tình trạng bốc hoả, rối loạn giấc ngủ nhiều năm (Ảnh minh hoạ)

“Cách đây hơn 2 năm, chu kỳ kinh nguyệt của em bắt đầu rối loạn rõ rệt hơn. Có tháng bị rong kinh cả chục ngày, có tháng kinh ra ít chỉ 1-2 hôm là sạch, có đợt 3-4 tháng mới có kinh 1 lần. Như vậy được một thời gian, kinh mất hẳn, em theo thông tin đọc trên báo đài và cả lời dặn của bác sĩ trước đó, tính đúng 12 tháng không có kinh, khẳng định là mình đã bước vào tuổi mãn kinh rồi” – Tuyết chia sẻ.

Ở giai đoạn mãn kinh, Tuyết chia sẻ cô ghen tị với nhiều chị em cùng lứa vì chẳng gặp mấy khó khăn, vẫn yêu đời và vi vu đây đó, luôn vui vẻ. Bởi, cô gặp nhiều rắc rối hơn với những thay đổi của cơ thể so với giai đoạn tiền mãn kinh.

Bên cạnh rối loạn giấc ngủ, tâm trạng của Tuyết thay đổi thất thường, cô rất dễ kích động từ những việc nhỏ nhất, chỉ một túi rác nhỏ chồng quên chưa đem vứt cũng làm cô “gai mắt” hay nhắc con trai giúp việc nhà mà nó chưa làm xong. Tuyết đã chuẩn bị tâm lý cho việc này, luôn cố gắng cân bằng cảm xúc. Chưa kể, chồng con cô đều là những người tâm lý, biết thông cảm nên những năm này đều nghe lời răm rắp, cô nhờ gì mua nấy, dặn gì làm nấy. Nhưng, ảnh hưởng về tâm – sinh lý là điều gì đó rất khó nói, dễ gặp nhưng không dễ để vượt qua.

Ngoài ra, Tuyết còn hỏi tôi rằng nhìn cô có hốc hác, xấu xí lắm không, vài năm trước da dẻ còn hồng hào, tươi trẻ lắm, bây giờ dù chẳng có bệnh tật gì nhưng thần sắc cứ như vừa trải qua một trận “thập tử nhất sinh”.

Chia sẻ đến đoạn cuối, Tuyết nhỏ giọng nói về rào cản lớn ở thời kỳ mãn kinh của mình, những thay đổi ở âm đạo. Việc bị khô và teo vùng kín khiến chuyện chăn gối ảnh hưởng, giảm chất lượng và tần suất quan hệ của hai vợ chồng. Ban đầu Tuyết vẫn còn cảm giác mặn mà, dần dà chuyện giường chiếu trở nên khó khăn hơn vì mỗi lần giao hợp cô đều có cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Tuyết có mua thuốc bôi, gel âm đạo với mục đích tăng tiết dịch, làm dịu dấu hiệu khô hạn nhưng không ăn thua. Chồng cô cũng biết chuyện nhưng “lửa yêu” không còn được như trước, tình cảm vợ chồng có đôi phần lạnh nhạt, mặc dù không ai nói gì nhưng cô cảm nhận được điều đó.

Có người cũng gặp những khó khăn như vậy, nhưng dần dần cứ thế mà vượt qua, trở lại cuộc sống thường nhật, vui vẻ vốn có. Tuyết thì không, gánh nặng tâm lý tuổi trung niên khiến tâm trạng và sức khoẻ của cô ngày một ảnh hưởng tiêu cực hơn.

Vậy mới nói, tuổi mãn kinh giống như một cơn mưa được báo trước, dù biết nhưng nhiều người vẫn không tránh khỏi việc bị ướt mưa, trường hợp của Tuyết là một ví dụ điển hình. 

“Rước họa vào thân” vì lạm dụng liệu pháp hormon thay thế

Sau vài tháng vật lộn với giai đoạn mới của cuộc đời, Tuyết đã đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn. Làm một số xét nghiệm, bác sĩ cho biết cô bị rối loạn nội tiết, tác nhân gây ra hầu hết các triệu chứng điển hình ở giai đoạn mãn kinh. Tình trạng này do nội tiết tố nữ estrogen tiết ra từ nang noãn buồng trứng suy giảm đến hơn 90% so với mức còn trong độ tuổi sinh sản.

Kết hợp với mức độ triệu chứng Tuyết đang phải đối mặt, bác sĩ khuyên cô nên lựa chọn liệu pháp hormon thay thế (MHT). Mục đích của việc này nhằm bổ sung 2 loại hormone nữ chính bị thiếu hụt là Estrogen và Progestin. Qua đó, cách thức này làm giảm triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh.

Tuyết được chỉ định sử dụng thuốc uống estrogen liên hợp (dạng viên nén) và estrogen âm đạo (dạng kem bôi và xịt âm đạo để cải thiện tình trạng khô hạn).

Sau một thời gian sử dụng, Tuyết cảm nhận rõ những công dụng mà phương pháp này mang lại, các biểu hiện quá mức thời kỳ tiền mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ và khô âm đạo đều được kiểm soát tốt. Cũng vì thế mà Tuyết cải thiện chứng lo âu, dần cân bằng cuộc sống.

Hết liệu trình theo chỉ định của bác sĩ, vì thấy công hiệu tốt nên cô nảy ý định sử dụng thêm mà không qua sự chỉ định của bác sĩ. Cô mua thêm thuốc uống, dùng liều như cũ và sử dụng thêm miếng dán estrogen, một hình thức tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương và cải thiện được các chứng mãn kinh.

Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ ở giai đoạn này đều phần nào nắm được tính “lợi bất cập hại” của thuốc nội tiết. Tuyết biết điều đó, nhưng không nghĩ rằng tác dụng phụ sẽ xảy ra với mình. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài quá chỉ định đã khiến cô bắt đầu nhận thấy những phản ứng tiêu cực thuốc tác động đến cơ thể.

Lạm dụng thuốc nội tiết, Tuyết tá hoả khi gặp tác dụng phụ không mong muốn
Lạm dụng thuốc nội tiết, Tuyết tá hoả khi gặp tác dụng phụ không mong muốn

“Ngày trước chỉ đến kỳ hay rối loạn kinh nguyệt em mới bị đau ngực nhẹ. Giờ đây, ngực căng tức và đau âm ỉ, nhói liên tục, em hoảng quá sờ nắn xem có phát sinh u cục gì không. Hai bên bàn chân thì sưng phù lên, thường xuyên bị chuột rút. Đỉnh điểm là khi thấy ra huyết ở âm đạo, lúc này em mới tỉnh ra là do tác dụng phụ của thuốc nội tiết rồi, sợ quá nên ngưng toàn bộ luôn”.

Nhớ lại hơn một tháng sau khi ngưng thuốc, Tuyết chưa hết kinh hãi vì các cơn đau đầu vẫn ập đến liên tục, choáng váng, gây mất tập trung, các triệu chứng mãn kinh cảm giác như đang “nối đuôi nhau” trở lại, khiến cuộc sống của cô một lần nữa bị đảo lộn.

Khi đó, người chị gái của Tuyết biết chuyện đã giới thiệu em đến với phòng khám của tôi, kể ra tôi mới biết đó cũng là một bệnh nhân mà mình từng tiếp nhận điều trị. Tuyết nói với tôi rằng giờ đây niềm hy vọng duy nhất để vượt qua giai đoạn này đặt ở bác sĩ, cô hoàn toàn tin tưởng lời giới thiệu của chị mình cũng như những lợi ích, sự an toàn của phương pháp Y học cổ truyền.

Tìm đến Y học cổ truyền và hành trình hồi xuân

Trước khi lên phác đồ điều trị, tôi cũng dành lời động viên cho Tuyết khi lựa chọn cải thiện rối loạn nội tiết tuổi mãn kinh bằng Y học cổ truyền. Bằng kinh nghiệm hơn 40 năm khám chữa Sản Phụ khoa và gặp rất nhiều trường hợp tương tự, giải pháp từ thảo dược tự nhiên lúc này có lẽ là lựa chọn lý tưởng và an toàn nhất.

>>Mời chị em xem thêm những phân tích và đánh giá của tôi về lợi ích phương pháp Y học cổ truyền dành cho phụ nữ trong chương trình Sống khoẻ mỗi ngày (phát sóng trên VTV2) dưới đây:

Tiếp nhận hồ sơ khám bệnh của Tuyết, tôi đã kiểm tra qua kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định nồng độ estrogen và mức độ thiếu hụt nội tiết để có hướng xử lý hiệu quả. Rất may cho Tuyết, hình ảnh chụp ngực không có khối u phát sinh do tác động từ liệu pháp hormon thay thế.

Bắt mạch và sử dụng tứ chẩn Y học cổ truyền, kết quả chẩn đoán cho thấy Tuyết bị rối loạn nội tiết thể can thận âm hư (một trong 4 loại rối loạn nội tiết theo Đông y). Tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân gây rối loạn hormon nữ do can thận tổn thương, huyết hư, huyết nhiệt từ bên trong cơ thể.

Để kết quả điều trị của bệnh nhân đạt hiệu quả tối ưu, tôi sử dụng bài thuốc uống chủ trị nhằm tác động vào căn nguyên, ngăn cản sự tăng sinh mạnh mẽ các gốc tự do gây rối loạn nội tiết, ổn định can thận, bồi bổ khí huyết. Thuốc uống với các thành phần dược liệu tự nhiên hỗ trợ cân bằng âm dương, cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, tình trạng của Tuyết cho thấy cô bị khô âm đạo, tôi dùng kết hợp thêm bài thuốc ngâm rửa ngoài để làm dịu ngứa ngáy, đau rát, cân bằng độ pH, tăng tiết dịch tự nhiên. Bài thuốc được bổ sung các vị kháng sinh thực vật nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm phát sinh, lan rộng và tái phát.

TÌM HIỂU NGAY: Phương pháp trị rối loạn nội tiết của bác sĩ Đỗ Thanh Hà có gì đặc biệt?

Bài thuốc tôi sử dụng cho bệnh nhân điều trị rối loạn nội tiết
Bài thuốc tôi sử dụng cho bệnh nhân điều trị rối loạn nội tiết

Các vị thuốc được tôi kết hợp sử dụng đều được chọn lọc và tinh chỉnh về chất lượng. Trong nhiều năm nay, Phòng khám chúng tôi luôn sử dụng dược liệu được nuôi trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Trong quá trình sơ chế và bào chế, dược liệu cần đảm bảo giữ được giá trị dược tính vốn có, loại bỏ độc tính tự nhiên, sao cho thành phần hoạt chất vừa có lợi vừa an toàn cho người bệnh. Chính vì vậy, không chỉ Tú mà tất cả bệnh nhân đến với tôi, chưa có trường hợp nào gặp phản ứng quá mẫn với thành phần thuốc.

Một ưu điểm ở bài thuốc Y học cổ truyền chữa rối loạn nội tiết mà các phương pháp thay thế nội tiết khác không có được đó là cơ chế tự chữa lành. Cụ thể, 100% thành phần được sử dụng đều có nguồn gốc tự nhiên, lành tính, kết hợp theo tỷ lệ chuẩn xác tác động từ từ, dịu nhẹ từ trong ra ngoài, giúp người bệnh cân bằng cơ thể, kích thích cơ chế tự chữa lành. Lúc này, nội tiết tố được sản sinh tự nhiên, giữ được hiệu quả lâu bền hơn.

ĐỌC THÊM: Đánh giá chân thực của người bệnh sau khi sử dụng bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà

Nguyên tắc điều trị rối loạn mãn kinh bằng Y học cổ truyền
Nguyên tắc điều trị rối loạn mãn kinh bằng Y học cổ truyền

Cần nói thêm, khi đến với tôi, không chỉ chữa rối loạn nội tiết, mà các bệnh lý Sản Phụ khoa khác, mỗi trường hợp sẽ được áp dụng phác đồ riêng, tập trung tính cá nhân hoá. Cụ thể với trường hợp của Tuyết, theo mức độ triệu chứng, cơ địa, thể bệnh, tôi lên phác đồ kéo dài trong 3,5 tháng. Theo đó, thành phần thuốc được tinh chỉnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể sao cho theo đúng tiêu chí “Thuốc chữa đúng người, đúng bệnh”.

Với thể rối loạn nội tiết thể can thận âm hư, tôi dùng bài “lục vị” gồm thục địa, hoài sơn, trạch tả, đan bì, bạch linh để tập trung bồi bổ can thận, điều hoà khí huyết. 

Áp dụng theo đúng phác đồ và điều trị tích cực, sau 3 tháng, Tuyết đến trung tâm tái khám và nhận được kết quả tiến triển tốt, nhanh hơn so với dự tính thời gian ban đầu.

“Dùng bài thuốc của bác sĩ, em cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể qua từng giai đoạn, quả thực rất thần kỳ. Từ 7-15 ngày đầu, các triệu chứng rõ nhất như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ,… được cải thiện. Cơ thể dễ chịu hơn và đêm ngủ không hay trở mình như trước. Từ 1-2 tháng, tình trạng mệt mỏi thâm niên, đau nhức cơ thể dần biến mất, em thấy sức sống như dần được hồi lại, sảng khoái hơn trước nhiều. Ở tháng thứ 3, các chức năng sinh lý, đau nhức xương khớp đang dần phục hồi, tình trạng khô hạn ở âm đạo được cải thiện đến 95%.” – Chia sẻ chân thực của Tuyết được Phòng khám ghi lại.

Tuyết cho biết cơ thể em như được “hồi xuân” trở lại, chức năng cơ quan sinh dục ổn định và thần sắc, da dẻ tốt hơn trước tới 80%. Đây là một kết quả rất đáng mừng cho cô vì những nỗ lực trong quá trình điều trị.

Mặc dù còn hơn nửa tháng mới hết liệu trình tôi đã chỉ định ban đầu, Tuyết đã đón nhận kết quả ngoài mong đợi và cho biết em sẽ tiếp tục dùng nốt thuốc để ổn định cơ thể.

Vậy mới thấy, những khó khăn của phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh không đơn giản, là những điều cần được cảm thông và hỗ trợ kịp thời. Hơn ai hết, là một người từng trải cũng đã và đang tiếp tục điều trị cho nhiều chị em gặp tình trạng tương tự, tôi hiểu những lo âu và nỗi niềm muốn gửi gắm từ người bệnh tới bác sĩ.

Qua trường hợp của Tuyết, tôi luôn tâm niệm rằng bản thân cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện mỗi ngày để đem đến những giải pháp an toàn nhất, phù hợp nhất với người bệnh. Mong rằng chị em hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức, khám sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát cơ thể tốt hơn ở giai đoạn mãn kinh.

>>Để hiểu hơn về hành trình điều trị thuốc Y học cổ truyền của người bệnh rối loạn nội tiết, chị em có thể tham khảo chia sẻ của một bệnh nhân từng được tôi điều trị qua video dưới đây:

Hiện tại, tôi đang khám chữa trực tiếp tại Phòng khám Đông y Việt Nam (cơ sở Hà Nội). Để được tư vấn miễn phí nhanh nhất và hỗ trợ điều trị hiệu quả, chị em vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Phòng khám Đông y Việt Nam

THAM KHẢO THÊM:

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 30/07/2021 - Cập nhật lúc: 6:01 PM , 30/08/2021

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0983684155

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?