Tôi muốn trao hạnh phúc qua mỗi bữa ăn

Ngoài giờ làm việc, tôi luôn thích thú với việc trở về nhà, “vùi mình” trong bếp, nấu những bữa cơm ngọt lành và giản dị. Hơn cả một sở thích, điều đó giúp tôi lan tỏa yêu thương và thắt chặt thêm tình cảm gần gũi với gia đình và những người mình yêu mến.

Xem thêm: Về tôi Bác sĩ Đỗ Thanh Hà “Người trao hạnh phúc”

Đam mê nấu ăn bắt nguồn từ mẹ

Tôi nấu ăn từ khi còn nhỏ. Hồi ấy, đất nước còn khó khăn nên tôi và các bạn đồng trang lứa phụ gia đình việc nhà từ rất sớm. Là chị cả trong nhà, tôi thường được mẹ cho “tập sự” làm những việc vặt như: nhặt, rửa rau, vo gạo, bóc hành. Rồi nhìn mẹ làm và học từ mẹ, tôi có thể nấu được tất cả các món đơn giản mẹ thường hay nấu.

Mẹ tôi dạy: “Mỗi người phụ nữ thuộc về một căn bếp, giữ lửa căn bếp là giữ lửa yêu thương trong mỗi gia đình. Không ai có thể sao chép được một món ăn y hệt như người khác, bởi mỗi món ăn không chỉ được nêm nếm bằng gia vị mà còn bằng cả tâm huyết, sự tinh tế và nhạy cảm của mỗi người phụ nữ”.

Niềm đam mê nấu ăn của tôi được bắt nguồn từ người mẹ đáng kính
Niềm đam mê nấu ăn của tôi được bắt nguồn từ người mẹ đáng kính

Phải công nhận mẹ tôi nấu ăn ngon. Tôi mê nhất mẹ nấu món thịt kho tàu. Mỗi lần mẹ làm món đó, tôi ăn liền tù tì mấy bát.  Bố tôi khi còn sống giữ chức vụ vụ trưởng – Vụ Đầu tư của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nên công việc rất bận rộn. Thế nhưng hầu như chẳng mấy khi bố vắng bữa cơm nhà.

Bố nhiều khi hay đùa, nói dù xung quanh có rất nhiều cô gái nhưng chắc chắn không ai nấu cơm ngon bằng mẹ. Bố bị “bỏ bùa” bằng đồ ăn rồi nên chẳng thể chạy được đi đâu. Cũng có lẽ bởi sợi dây gắn kết từ bữa cơm mà tôi thấy tình cảm bố mẹ mình chưa bao giờ phai nhạt. Và mâm cơm, trong tiềm thức của tôi chính là tấm gương phản chiếu hạnh phúc của gia đình.

Tôi hạnh phúc vì được vào bếp, nấu cơm

Có lẽ vì ảnh hưởng từ mẹ, dù bận rộn thế nào tôi cũng luôn coi trọng việc ăn uống, không bao giờ có chuyện “ăn qua loa cho xong bữa”. Tan giờ làm, thay vì ngồi cafe, đi ăn, buôn đôi ba câu chuyện tôi thích tự mình vào bếp, đi lại nấu nướng, nêm nếm, bày trí những món ăn hấp dẫn trên bàn, chờ chồng con mình thưởng thức.

Không phải cao lương mỹ vị, những bữa ăn gia đình tôi luôn đơn giản, nhẹ nhàng. Dù ăn gì, tâm huyết tôi dành cho mỗi món ăn cũng không bao giờ giảm bớt.

Tôi thích cảm giác bày xong mâm cơm, chồng vừa lúc tắm xong vui vẻ gọi các con vào bàn rồi vui vẻ ngồi ăn ăn rồi uống uống. Tôi hạnh phúc khi nhìn con gái vét sạch cơm trong bát, khen ngợi mẹ khi được ăn những món mới ngon lành.

Tôi thường tự nấu cỗ khi nhà có việc. Chồng tôi là con trưởng nên nhà có nhiều dịp tụ tập đông con cháu. Mỗi lần như vậy, tôi đều lên sẵn thực đơn rồi cùng với mọi người trong nhà tự tay nấu nướng và bày biện. Công việc tuy có vất vả nhưng mọi người đều vui khi tận hưởng thành quả từ chính tay mình.

Con gái tôi giờ đã lớn hơn, cũng thích nấu ăn như mẹ. Con bé sắm đủ mọi dụng cụ để làm bánh ngọt trong nhà. Mỗi khi cuối tuần rảnh rỗi, hai chúng tôi lại vui vẻ vào bếp, cùng nhau nấu ăn, vừa nấu vừa tâm sự. Nấu ăn giúp tôi và con gần gũi nhau hơn, cũng giúp tôi bổ sung vào thực đơn của mình những món mới, hiện đại cùng với những món ăn truyền thống.

Bài viết của bác sĩ Hà: Những người thầy trong tim tôi

Tôi vui vì cô con gái cũng có sở thích nấu ăn giống mẹ
Tôi vui vì cô con gái cũng có sở thích nấu ăn giống mẹ

Mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời. Bố mất sớm, mẹ tần tảo nuôi bốn chị em tôi khôn lớn, ăn học nên người. Dù phải làm đủ làm đủ mọi công việc, đôi vai như oằn xuống vì mệt mỏi và trĩu nặng mối âu lo nhưng vào mỗi bữa ăn, mẹ luôn nở nụ cười, vui vẻ gọi chúng tôi tới cùng ngồi xuống.

Chúng tôi trưởng thành cũng là lúc mẹ ngày một già đi, mắt mờ hơn, những nếp nhăn ngày ngày hằn sâu nơi khóe mắt. Nhiều lúc nghĩ về mẹ, tôi biết ơn và thương mẹ trào nước mắt. Vào mỗi dịp rảnh rỗi, tôi luôn cố gắng về bên mẹ, nấu cho mẹ những bữa ăn thanh, bổ. Nhìn mẹ ngồi ăn vui vẻ, quây quần cùng con cháu, tôi thấy mình hạnh phúc thật nhiều.

Tình yêu với người thân đôi khi chẳng diễn tả được bằng lời, nhưng bằng sự chân thành trong mỗi món ăn, tôi tin mẹ và những người thân quanh tôi đều thấu hiểu.

Nấu ăn cũng là cách để tôi bảo vệ sức khỏe gia đình. Thay vì ăn hàng quán bên ngoài, lo ngại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, mọi thành viên trong gia đình tôi đều hạn chế hết mức và chỉ thích cơm nhà. Dù có đi học xa, tự lập nhưng các con luôn ý thức được việc tự tay vào bếp nấu ăn, dù là không có mẹ.

Nấu ăn cũng giống như nghề y: Cần gói trọn tình yêu, sự quan tâm và cẩn trọng

Tôi nghĩ rằng công việc, sở thích chính là những điều phản ánh rõ nhất mỗi con người. Với tôi, nấu ăn và nghề y cũng vậy!

Chỉ có yêu thương mới là động lực để ta dành nhiều tâm sức để nấu những bữa ăn ngon. Chỉ có trân thành với bệnh nhân, quan tâm thật lòng tới bệnh nhân bác sĩ mới có thể dành hết tâm huyết của mình cho điều trị.

Nấu ăn không đơn giản chỉ là nấu thứ mình cho là ngon mà cần hiểu rõ những người thưởng thức chúng sở thích thế nào, mặn ngọt ra sao để gia giảm cho phù hợp. Bốc thuốc cứu người cũng vậy, muốn có kết quả điều trị tốt nhất cần hiểu rõ bệnh nhân thể trạng ra sao, dùng được thứ gì, cần bồi bổ gì, có nỗi sợ gì hay dị ứng điều gì để điều chỉnh cho phù hợp.

Click để đọc ngay: Người Việt đã thực sự hiểu về Đông y?

Nấu ăn cũng giống nghề y, cần dành trọn tình yêu và cẩn trọng
Nấu ăn cũng giống nghề y, cần dành trọn tình yêu và cẩn trọng

Nấu ăn và nghề y đều cần sự cẩn trọng và chính xác bởi chỉ cần quá tay, món ăn sẽ mặn đắng, cay nồng hay chua gắt, với bệnh nhân cần quan tâm và cứu chữa tận tình. Cả 2 công việc này còn cần chung sự tiếp thu, cải tiến và sáng tạo. Tiếp thu để thay đổi, để tốt hơn, cải tiến để có thêm những món ăn mới ra đời, những bài thuốc cứu người hữu hiệu.

Dù làm gì, ở vị trí nào điều tôi tâm niệm và thực hiện, đó là mang lại hạnh phúc cho người thân, cho gia đình và cho xã hội. Tôi tin rằng, “trao yêu thương chắc chắn rồi sẽ nhận lại yêu thương”!

Đánh giá bài viết

Ngày đăng: 03/07/2019 - Cập nhật lúc: 10:25 AM , 29/09/2020

ĐóngBộ liệu trình Diệp Phụ Khang đặc trị bệnh phụ khoa tại lễ ra mắt sản phẩm

Diệp Phụ Khang Xử Lý Viêm Phụ Khoa Từ Gốc - 10.000+ Chị Em Áp Dụng Thành Công

Xem ngay

Thạc sĩ - Bác sĩ Đỗ Thanh Hà

  • Trưởng khoa Phụ tại Trung tâm Thuốc dân tộc, nguyên Trưởng khoa Phụ - BV Y học cổ truyền Trung ương (14 năm giữ cương vị Trưởng khoa Phụ).
  • 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về sản và phụ khoa bằng đông y

Liên hệ với tôi để được tư vấn 0989 913 935

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?